Skip to main content

Posts

TÊN GỌI ảnh hưởng lên SỐ PHẬN và tạo nên giá trị một con người như thế nào?

Cách đây 20 năm mình có đọc bài trên báo Vnexpress (kèm link dưới bài) kể về 2 anh em tên Winner và Loser, mình chưa giải thích được lý do tại sao? Mình cho rằng là do số mệnh. Tuy nhiên bây giờ thì mình đã biết lý do tại sao. Và đây là câu trả lời của mình! Số mệnh chỉ chiếm một phần trong đó, phần số mệnh ở đây là thự tự sinh của 2 anh em, giới tính và gia đình mà họ được sinh ra. Phần quyết định có ảnh hưởng chính tới tương lai của họ chính là cách cha mẹ, người thân đối xử với 2 anh em họ khi còn nhỏ (đặc biệt trong giai đoạn hình thành tính cách từ 0 đến 6 tuổi - mình đã có bài phân tích trên blog). Ví dụ như khi đặt tên con là Winner, vô tình đứa trẻ được rất nhiều sự chú ý của cả nhà. Nó sẽ nhận được nhiều sự chiều chuộng, phần thưởng và cùng với đó là được bỏ qua những sai phạm. Chính điều này khiến nó phát triển sai lệch về tính cách. Còn chú em thì vô tình không được gia đình để ý (do kém anh 3 tuổi) nên cách giao tiếp của cả nhà với nó sẽ cân bằng hơn. Nó cũng ko chịu áp lự

DẠY CON TỪ THUỞ CÒN THƠ...

Cảnh báo!!! Bài dài, anh chị em ngại đọc tiếp có thể like và thả tim và cmt rồi next sang bài khác nhé … “CÒN THƠ” là giai đoạn nào? Mình tìm hiểu về giáo dục trẻ em thấy rất nhiều sách cũng như các lý thuyết giáo dục nhấn mạnh giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất.  Tại sao lại như vậy?  Lứa tuổi này trẻ quá nhỏ đâu biết gì mà “dạy”! Bằng kiến thức tâm lý học cùng kiến thức giải phẫu học bộ não con người, kết hợp sự quan sát trên những đứa trẻ xung quanh, mình lý giải vẫn đề với hy vọng có thế giúp các bậc phụ huynh có thêm góc nhìn sâu hơn, từ đó xây dựng hệ thống các phương pháp giáo dục và ứng xử với trẻ hiệu quả nhất. Ngoài ra, nó còn giúp các bậc phụ huynh vững bước trước mê hồn trận về giáo dục con cái trên sách, báo hay được phổ biến trên các trang mạng xã hội hiện nay. Giải quyết đc câu hỏi này, ta sẽ giải thích được một số hiện tượng phổ biến thường gặp trong cuộc sống như: - Có những đứa trẻ rất gan dạ, có đứa lại rất nhút nhát, ít nói. Có đứa sống tình cảm, đ

TUẤN KIỆT NHƯ SAO BUỔI SỚM NHÂN TÀI NHƯ LÁ MÙA THU...

TUẤN KIỆT NHƯ SAO BUỔI SỚM NHÂN TÀI NHƯ LÁ MÙA THU... (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) Đoạn mở đầu của Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã nêu ra vô vàn khó khăn của nghĩa quân Lê Lợi những ngày đầu khởi nghĩa, vậy mà chỉ chưa đầy 10 năm sau (1418 - 1427) Vua Lê Thái Tổ đã hoàn thành cuộc khởi nghĩa, tiễn những tên tù binh cuối cùng trên đất Việt về nước.  Câu hỏi đặt ra là tại sao nước Đại Việt trong hơn 10 năm bị đô hộ, tài nguyên, sản vật, văn thư sách vở, và đặc biệt là người tài đều bị đưa về chính quốc lại có thể giải phóng đất nước chỉ trong 9 năm ngắn ngủi? Liệu có đúng là "Nhân tài như lá mùa thu" như cụ Nguyễn Trãi viết?  Điều gì khiến Lê Lợi quy tụ được rất nhiều dũng tướng và mưu sĩ giỏi về dưới trướng? Phải chăng ngoài chiến lược đúng đắn, ông đánh giá "Nhân tài" bằng góc nhìn khác biệt, kỹ năng tuyển và dùng người của ông ở mức thượng thừa? Ngày nay, trong kinh doanh kỹ năng đó được gọi là Quản trị nhân sự.  Qua lời giới thiệu sách của a Hoàng Nam Tiến (ch

NGÀY ĐỘC LẬP 30/4, NGHĨ VỀ QUYỀN CHỌN HỌC MÔN LỊCH SỬ

Ngày 30/4, suy nghĩ về quyền chọn học môn LỊCH SỬ, liệu chúng ta - những bậc phụ huynh có đang sử dụng tiêu chuẩn kép? Và tại sao thường các Doanh nhân học rất giỏi các môn như Lịch sử, Địa lý mà không phải là Toán, Lý...? Các bậc phụ huynh hiện nay nói chung có xu hướng cho con đi học thêm Toán, Lý, Hóa, Văn... chả ai bảo: con ơi, đi học thêm Sử đi🙁 trong khi luôn miệng hô hào nào là sử quan trọng, là truyền thống....bla.. bla...🤔.  Điều này nghe có vẻ dễ hiểu vì suy nghĩ học sử khó kiếm đc công ăn việc làm ổn định, trong mắt chúng ta người học sử thường đầu bù tóc rối, suốt ngày nói chuyện đâu đâu chả liên quan gì đến cơm áo gạo tiền cả. Nói chung chúng ta gán cho người theo Sử học có tương lai tài chính kém hấp dẫn. Nhưng...điều đó liệu có đúng không? Có suy nghĩ trên là do giáo dục môn Sử đang thiếu một vế rất quan trọng. Đó là yếu tố Kinh tế. Lịch sử tất cả các cuộc chiến xưa này hầu như đều có nguồn gốc từ lợi ích kinh tế, sự chênh lệch giàu nghèo, hay tranh chấp tài nguyên giữ

SINH CON RỒI MỚI SINH CHA - SINH CHÁU GIỮ NHÀ RỒI MỚI SINH ÔNG

Vậy là ngày giải phóng Phụ huynh, ngày 4/4/2022 sắp đến, mình rảnh rỗi nên viết vài dòng về Giáo dục trẻ con trong vốn cổ ca dao tục ngữ của người xưa, chủ đề của tuần này là câu: SINH CON RỒI MỚI SINH CHA SINH CHÁU GIỮ NHÀ RỒI MỚI SINH ÔNG Nên hiểu câu ca dao này như thế nào? Nghĩa đen của câu ta thường hiểu là đứa con sinh ra (hoặc nhận con nuôi) thì vợ chồng mới được xưng hô là cha, là mẹ. Vợ chồng lúc mới cưới về chưa có con chả ai gọi nhau là cha hay mẹ cả. Khi vợ chồng sinh con, lúc đấy mới chính thức được gọi bằng những danh tư nhân xưng như Mẹ cái hĩm hay Bố (cha) thằng cu 😄. với cặp Cháu - Ông cũng tương tự như thế. Nghĩa này có vẻ bình thường như cân đường hộp sữa rồi nên mình ko đi sâu vào chi tiết. Thế nghĩa bóng là gì? Trong các nguồn văn học dân gian câu ca dao này được giải thích khá nhiều, như truyện về Giáp Ất (Hoàng Trọng Miên), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi). Tuy nhiên quá trình nghiên cứu về tâm lý học tính cách con người, Mình đã thử lý giải câ

NĂM MỚI NÓI CHUYỆN ĐẦU TƯ🙂 - Ai mắc hội chứng FOMO?

(FOMO là tên một hội chứng được gán cho những người mới tham gia thị trường chứng khoán khiến cho nhà đầu tư cảm thấy bị bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền. Từ đó, họ lao vào đầu tư một cách điên cuồng theo số đông, tuy nhiên kết quả thường chỉ sự thất bại và thua lỗ) (Cảm ơn cô Trương Ngọc Lan đã tặng cháu sách nhé, bố cháu cũng đang chờ sách cô tặng đây) Đầu xuân, Mấy bố con làm lễ mổ lợn! Tổng kết cu anh tất tần tật đc 3.5tr - chắc là con cháu Thánh Gióng lớn nhanh như thổi nên phá khá nhiều giày, dép, xe đạp...tiền làm việc chỉ dành để mua đồ😚 Cô em tổng được gần 4.8tr mặc dù đã ủng hộ khá nhiều cho quỹ xây nhà và đi du lịch của gia đình 😚. Ông bố, sau một thời gian đầu độc bằng mấy cuốn sách tài chính, mỏi mồm phân tích về vàng, cp, về lãi đơn, lãi kép...tư vấn: - Trừ lại một số để tiêu vặt và mua sắm, để bố mua cổ phiếu cho. Mấy năm trước mua vàng mãi chả lời lãi đc mấy😀 Anh con trai: - Con bỏ 1.5tr để đầu tư CP, còn lại bỏ lợn tiếp và tiêu vặt... Suy nghĩ chừng 10p cu anh đổi ý: à, thôi

TẠI SAO DÌ GHẺ LẠI BỊ NGHĨ LÀ XẤU.

 "MẤY ĐỜI BÁNH ĐÚC CÓ XƯƠNG MẤY ĐỜI GÌ GHẺ MÀ THƯƠNG CON CHỒNG" Tại sao dì ghẻ lại bị nghĩ là xấu?  Tại sao dì ghẻ sẽ phải trở nên tốt hơn? Câu sau dễ để trả lời hơn. Do xã hội hiện đại nên sẽ ngày càng có nhiều dì ghẻ hơn (vì thế giới sẽ phẳng, văn hóa Đông Tây hòa trộn sẽ khiến các giá trị cũ như Xuất giá tòng Phu, Phu tử tòng Tử lỗi thời). Nên bằng cách nào đó cả xã hội cần phải khiến cho dì ghẻ tốt lên😚 Câu hỏi đầu thì khó trả lời hơn. Theo quan niệm xưa, việc đóng đinh tư duy cũ rằng dì ghẻ là xấu dẫn đến khái niệm tự kỷ ám thị, khiến những người rơi vào vị trí là mẹ kế phải chịu áp lực dư luận.  Điều đó khiến mọi hành động của mẹ kế đối với con chồng đều bị đưa vào tầm ngắm, bị săm soi, chuyện bé xé ra to.  Vậy hậu quả nào khi Gì ghẻ trở nên xấu xí? Vì áp lực quan niệm xã hội, dì ghẻ luôn sống trong sự lo sợ, ám ảnh và bị soi mói rằng những hành động của mình có lệch chuẩn của những con mắt người đời hay ko? Điều này dẫn đến 3 khả năng hành động tùy theo tố chất của mẹ