Vậy là ngày giải phóng Phụ huynh, ngày 4/4/2022 sắp đến, mình rảnh rỗi nên viết vài dòng về Giáo dục trẻ con trong vốn cổ ca dao tục ngữ của người xưa, chủ đề của tuần này là câu:
SINH CON RỒI MỚI SINH CHA
SINH CHÁU GIỮ NHÀ RỒI MỚI SINH ÔNG
Nên hiểu câu ca dao này như thế nào?
Nghĩa đen của câu ta thường hiểu là đứa con sinh ra (hoặc nhận con nuôi) thì vợ chồng mới được xưng hô là cha, là mẹ. Vợ chồng lúc mới cưới về chưa có con chả ai gọi nhau là cha hay mẹ cả. Khi vợ chồng sinh con, lúc đấy mới chính thức được gọi bằng những danh tư nhân xưng như Mẹ cái hĩm hay Bố (cha) thằng cu 😄. với cặp Cháu - Ông cũng tương tự như thế. Nghĩa này có vẻ bình thường như cân đường hộp sữa rồi nên mình ko đi sâu vào chi tiết.
Thế nghĩa bóng là gì?
Trong các nguồn văn học dân gian câu ca dao này được giải thích khá nhiều, như truyện về Giáp Ất (Hoàng Trọng Miên), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi). Tuy nhiên quá trình nghiên cứu về tâm lý học tính cách con người, Mình đã thử lý giải câu ca dao này dưới góc độ tâm lý học, mục đích để hiểu về cách người Việt xưa giáo dục con cái nhằm tìm ra quy luật lý giải sự hình thành, tồn tại và phát triển của người Việt.
Nghĩa bóng của câu theo mình chính là khi đứa con sinh ra, người chồng mới bắt đầu một vai trò mới, đó là vai trò của một người cha (bố). Với vai trò này, người chồng phải thay đổi căn bản tính cách, về tinh thần cũng như các giá trị vật chất.
Một người cha đúng nghĩa lúc này chính là ngoài chịu trách nhiệm về bản thân thì còn phát sinh thêm nhiệm vụ thiêng liêng của người cha. Định hướng, dẫn dắt, bảo vệ những đứa con của mình trong cuộc sống, và những hành động tạo tiền đề tốt nhất cho những đứa con của mình trong tương lai.
Ngoài yếu tố gánh vác trách nhiệm lao động tạo ra giá trị vật chất nhiều hơn để đảm bảo tương lai cho các con và gia đình. Người cha còn phải thay đổi các thói quen mà khi họ chưa có con, họ chưa bị ảnh hưởng. Họ chính là hình mẫu cho những đứa con của họ. Với con gái, họ là hình mẫu mà con gái muốn lấy làm chồng sau này. Với con trai, họ là một tượng đài, một người anh hùng, một người đàn ông mẫu mực, là đích đến mà chúng sẽ hướng tới trong tương lai.
Như vậy, Hiểu theo nghĩa này, những người Cha đúng nghĩa chính là những người đàn ông đã thay đổi, thay đổi từ trong bản chất con người để hướng tới những giá trị "làm cha" cao cả hơn, nhân văn hơn.
Nếu một người chồng, vẫn chưa có những thay đổi lớn lao như vậy, theo nghĩa này có vẻ họ chưa phải là một người cha. Họ - như thường nói - là những đứa trẻ trong hình hài một người lớn.
Trong đời người, tôi tin rằng chúng ta sẽ luôn phải thay đổi mục tiêu, sau khi đã đạt mục tiêu đề ra ban đầu. Nếu đạt mục đích rồi mà chúng ta không tiếp tục thay đổi, chúng ta sẽ bắt đầu đi ngang, và xuống dốc. Điều này xảy đến với tất cả mọi người ở mọi giai cấp.
Vì vậy, những người làm cha, làm mẹ khi sinh con ra đã mặc định phải gánh thêm các chức năng mới. Đó là học thêm các kỹ năng làm cha, mẹ. Các kỹ năng này với mục đích dạy những đứa con của họ, các kỹ năng này hầu như chưa được dạy qua trường lớp nào trong quá khứ.
Và theo quan sát của mình, những cặp vợ chồng sinh ra trong những gia đình có truyền thống sẽ có sự hỗ trợ của Ông, Bà. Đây có lẽ cũng là lúc người Ông được sinh ra, với vai trò mới.
Xã hội ngày nay, còn khá nhiều các bậc phụ huynh làm cha mẹ nhưng vẫn còn mơ hồ về khái niệm "làm cha mẹ" đúng nghĩa, đó cũng là sự nối tiếp truyền thống, hay nói đúng hơn là họ dạy con theo cách mà cha mẹ họ đã dạy họ..
Trong thế giới phẳng hiện nay, việc giáo dục một đứa trẻ bằng bản năng cũng giống như đi chèo thuyền mà không biết bơi, không có áo phao, không có kinh nghiệm sinh tồn. Ta sẽ chẳng biết khi nào bị nhấn chìm bởi sóng dữ. Bởi sóng dữ có lẽ cũng không gây stress và ám ảnh kéo dài bằng việc những đứa con của họ hư hỏng, phá phách, là một đứa con "Phá gia chi tử"...
Câu ca dao này có lẽ cũng tương tự với câu ca dao về giáo dục trẻ con mà người xưa từng đúc kết.
TRÔNG CÂY SỬA ĐẤT, TRÔNG CON SỬA MÌNH!
Chúc các bạn chuẩn bị cuối tuần vui vẻ
KUANG HÒA
Quản trị viên group CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC - Gỡ rối & chia sẻ
Myblog: [https://www.kuanghoa97.blogspot.com](https://www.kuanghoa97.blogspot.com/?fbclid=IwAR34wqmmzVQTe3S89SXUKh50omwv9uWRZ6cjt3kmrfBDM7oUgq9jlwEHVEE)
Comments
Post a Comment