"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó.
Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng"
Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan.
Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở.
Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng.
CUỐN SÁCH CUNG CẤP CHO CÁC BẬC CHA MẸ NHỮNG KIẾN THỨC GÌ?
1.Gia đình là gì?
2.Nhịp điệu cuộc sống của trẻ em như thế nào?
3.Thế nào là dạy con?
4.Làm sao để trẻ trưởng thành trong an toàn và khỏe mạnh?
5.Vấn đề vui chơi của trẻ?
6.Cha mẹ nên quan tâm tới trẻ như thế nào?
7.Cá tính và ước mơ của trẻ?
Khoa học về não bộ trẻ em cũng như bộ môn thần kinh học do những nhà tâm thần học đã đúc kết và chứng minh rằng những tương tác của cha mẹ với con cái trong giai đoạn này có tính chất quyết định đối với sự hình thành tính cách, thói quen trẻ. Điều này sẽ tác động lên cách trẻ phản ứng vs những tình huống sẽ gặp trong tương lạo, điều đó xây dựng nên số phận đứa trẻ.
Khi mới sinh chỉ phần gốc não đã hình thành kết nối là các bản năng sinh tồn cơ bản như hít thở, cảm giác đói, cầm nắm... Các Nơron trong não trẻ ở các vùng hầu như chưa có kết nối với nhau, các nơron như các ốc đảo, chưa có liên kết với nhau để xây dựng cảm xúc, tư duy, hành động... quá trình tương tác giữa trẻ với cha mẹ, người lớn và môi trường xung quanh sẽ hình thành và lưu vào bộ não trẻ. Cảm xúc trẻ đc xây dựng trong những năm đầu tiên này...những đứa trẻ được công nhận cảm xúc (được thấu hiểu), thường sẽ có cảm nhận về bản thân tốt hơn (yêu, ghét, mong muốn), lòng tự trọng đc bảo toàn và ý chí cá nhân mạnh mẽ.
Thực tế cho thấy đối vs những đứa trẻ có cảm nhận tốt về bản thân mình thì nghịch cảnh sẽ hun đúc ý chí. Khoa học thần kinh chỉ ra giai đoạn từ 0 - 4 tuổi các kết nối nơron hình thành cảm xúc yêu ghét, giận hơn, nếu những đứa trẻ được yêu thương, được tôn trọng và công nhận cảm xúc của nó, lòng tự trọng (nhân cách) của trẻ sẽ như nền móng được xây dựng vững vàng cho giai đoạn sau (giai đoạn phát triển thói quen, kỹ năng, tư duy).
Sau 4 tuổi trở đi não trẻ mới bắt đầu có các kết nối đầu tiên để phát triển khả năng tư duy logic (là quá trình tạo melyn bọc các sơi trục thần kinh kết nối các nơron giữa các vùng khác nhau trong bộ não), những kết nối này thường đc giữ chắc chắn và lâu dài hơn... từ 4 tuổi não trẻ có xu hướng củng cố các kết nối não được lặp đi lặp lại, và càng gặp môi trường khắc nghiệt thì bản năng trẻ càng trỗi dậy và hình thành nên tính cách tự tin, can đảm, quyết đoán. Trẻ có xu hướng tin vào trực giác và cảm nhận của mình hơn.
Những đứa trẻ này về bản chất đều là người tốt, hướng thiện nhưng trong sâu thẳm bản năng sinh tồn của nó cao nên rất nhạy cảm về các cơ hội hay nguy hiểm trong cuộc sống. Những đứa trẻ này khi đối mặt với cuộc sống thì khả năng chịu sức ép của chúng tốt hơn...
(Sách tặng theo CHƯƠNG TRÌNH TẶNG SÁCH dành cho nhân viên, đối tác và khách hàng Ngôi Nhà Xanh)
Quang hòa
Quản trị viên CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC Gỡ rối & chia sẻ.
Comments
Post a Comment