Skip to main content

NĂM MỚI NÓI CHUYỆN ĐẦU TƯ🙂 - Ai mắc hội chứng FOMO?



(FOMO là tên một hội chứng được gán cho những người mới tham gia thị trường chứng khoán khiến cho nhà đầu tư cảm thấy bị bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền. Từ đó, họ lao vào đầu tư một cách điên cuồng theo số đông, tuy nhiên kết quả thường chỉ sự thất bại và thua lỗ)

(Cảm ơn cô Trương Ngọc Lan đã tặng cháu sách nhé, bố cháu cũng đang chờ sách cô tặng đây)

Đầu xuân, Mấy bố con làm lễ mổ lợn!

Tổng kết cu anh tất tần tật đc 3.5tr - chắc là con cháu Thánh Gióng lớn nhanh như thổi nên phá khá nhiều giày, dép, xe đạp...tiền làm việc chỉ dành để mua đồ😚

Cô em tổng được gần 4.8tr mặc dù đã ủng hộ khá nhiều cho quỹ xây nhà và đi du lịch của gia đình 😚.

Ông bố, sau một thời gian đầu độc bằng mấy cuốn sách tài chính, mỏi mồm phân tích về vàng, cp, về lãi đơn, lãi kép...tư vấn:

- Trừ lại một số để tiêu vặt và mua sắm, để bố mua cổ phiếu cho. Mấy năm trước mua vàng mãi chả lời lãi đc mấy😀

Anh con trai:

- Con bỏ 1.5tr để đầu tư CP, còn lại bỏ lợn tiếp và tiêu vặt...

Suy nghĩ chừng 10p cu anh đổi ý: à, thôi con để 1.2tr thôi, nhỡ có việc phải tiêu đến. Với lại con đầu tư thế là nhiều hơn em rồi🤔

Con gái ban đầu nhất quyết không chịu đầu tư, sau một hồi thuyết phục mới chấp nhận:

- Con chỉ bỏ 1tr thôi, còn lại bỏ lợn tiếp😚

Bố:

- ít quá! con nhiều tiền thế kia mà, bỏ lợn nó có đẻ ra tiền đâu😎

Con gái, rất quyết đoán:

- Thế chẳng may cổ phiếu xuống giá mất hết tiền của con thì sao, con đầu tư chừng đó thôi, để xem cố phiếu tốt thì con sẽ đầu tư tiếp😅😅😅.

LỜI BÀN:

🙂 Các cụ dạy: Giục tốc bất đạt! Chả biết mình khôn hay nó khôn, ít ra thì nó ko bị mắc hội chứng FOMO như mình😚

🙂🙂Muốn gia đình hạnh phúc thì đổi ra tiền lẻ cả bì để vợ đếm là có thật, Cảm giác sung sướng khi đếm tiền vẫn duy trì cho đến lúc trưởng thành, nhất là các chị, các mẹ😚

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp