"MẤY ĐỜI BÁNH ĐÚC CÓ XƯƠNG
MẤY ĐỜI GÌ GHẺ MÀ THƯƠNG CON CHỒNG"
Tại sao dì ghẻ lại bị nghĩ là xấu?
Tại sao dì ghẻ sẽ phải trở nên tốt hơn?
Câu sau dễ để trả lời hơn. Do xã hội hiện đại nên sẽ ngày càng có nhiều dì ghẻ hơn (vì thế giới sẽ phẳng, văn hóa Đông Tây hòa trộn sẽ khiến các giá trị cũ như Xuất giá tòng Phu, Phu tử tòng Tử lỗi thời). Nên bằng cách nào đó cả xã hội cần phải khiến cho dì ghẻ tốt lên😚
Câu hỏi đầu thì khó trả lời hơn. Theo quan niệm xưa, việc đóng đinh tư duy cũ rằng dì ghẻ là xấu dẫn đến khái niệm tự kỷ ám thị, khiến những người rơi vào vị trí là mẹ kế phải chịu áp lực dư luận.
Điều đó khiến mọi hành động của mẹ kế đối với con chồng đều bị đưa vào tầm ngắm, bị săm soi, chuyện bé xé ra to.
Vậy hậu quả nào khi Gì ghẻ trở nên xấu xí?
Vì áp lực quan niệm xã hội, dì ghẻ luôn sống trong sự lo sợ, ám ảnh và bị soi mói rằng những hành động của mình có lệch chuẩn của những con mắt người đời hay ko? Điều này dẫn đến 3 khả năng hành động tùy theo tố chất của mẹ kế:
1. Mẹ kế độc ác (Như trong Truyện Tấm Cám). Đây là mẫu mẹ kế không chấp nhận thực tế là người thứ hai, là người mang tiếng hẩm hiu. Mẫu mẹ kế này đủ khôn ngoan để tạo vỏ bọc hoàn hảo. Họ hoàn hảo trc mặt chồng và xã hội... nhưng sau lưng sẽ mang tâm lý trả thù, xả những bực tức, những kìm nén lên các đứa con của chồng.
Xã hội ngày nay ko nên xuất hiện mẫu này, và sẽ khó tồn tại nếu quyền trẻ em đc thực hiện một cách đầy đủ và kịp thời. Vì mọi hành động mà mẹ kế làm sẽ bị phát hiện sớm và chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
2. Mẹ kế tốt bụng. Đó là một mẫu điển hình của người mẹ kế cam chịu, luôn cố tránh xa những hành động được cho là xấu như đánh, mắng, bạo hành... họ sẽ cố gắng tạo cho mình một hình ảnh vỏ bọc hoàn hảo như xã hội mong muốn.
Nghĩa là sẽ đáp ứng mọi yêu cầu mà con chồng mong muốn, tránh đối đầu với con và chồng để đảm bảo ko bị rơi vào vòng xoáy mẹ ghẻ con chồng mà dân gian gán cho.
Hậu quả là những đứa con chồng sẽ là những vua con, chúng được thỏa mãn mọi đòi hỏi, chúng được cung phụng và chiều theo những yêu cầu thậm chí là phi lý nhất.
Tương lai chờ đón chúng là một thế giới khác, nơi chúng ko phải là vua... kết cục tất yếu là sự thất bại... tương lai của những đứa trẻ này hầu như chỉ có sự vô vọng, đen tối và bất lực vì thực tế ko ai xem chúng là vua trừ cha và mẹ kế của chúng.
Đây cũng là mẫu mẹ kế xấu xí, chính vì sự thiếu bản sắc, ko dám chịu trách nhiệm của họ sẽ gây hại cho thế hệ kế tiếp của gia đình chồng và xã hội.
3. Mẹ kế chuẩn mực. Đây là hình mẫu mẹ kế của xã hội văn minh, pháp quyền. Họ hiểu đầy đủ về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của một người công dân, một người vợ và là mẹ của những đứa con.
Mẫu mẹ kế này ít xuất hiện trong xã hội ngày xưa do tính cách người mẹ kế này đòi hỏi phải giỏi, có cá tính, quyết đoán và chịu được áp lực tốt. Đây không phải là hình mẫu chuẩn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nên ít được chấp nhận.
Như đã nhắc ở phần đầu, vì sự phát triển của xã hội, mẫu hình mẹ kế này sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Đối với họ, việc đào tạo, giáo dục một công dân tốt và có ích cho xã hội cũng quan trọng như việc giáo dục con đẻ của mình.
Vì vậy, cần phải từ bỏ suy nghĩ "Dì ghẻ là xấu", và những câu chuyện tương tự như Tấm Cám nên đưa ra khỏi chương trình đào tạo văn học phổ thông càng sớm càng tốt để phù hợp với những giá trị văn hóa xã hội mới.
Comments
Post a Comment