Skip to main content

DẠY CON TỪ THUỞ CÒN THƠ...



Cảnh báo!!! Bài dài, anh chị em ngại đọc tiếp có thể like và thả tim và cmt rồi next sang bài khác nhé
“CÒN THƠ” là giai đoạn nào?

Mình tìm hiểu về giáo dục trẻ em thấy rất nhiều sách cũng như các lý thuyết giáo dục nhấn mạnh giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất. 

Tại sao lại như vậy? 

Lứa tuổi này trẻ quá nhỏ đâu biết gì mà “dạy”!

Bằng kiến thức tâm lý học cùng kiến thức giải phẫu học bộ não con người, kết hợp sự quan sát trên những đứa trẻ xung quanh, mình lý giải vẫn đề với hy vọng có thế giúp các bậc phụ huynh có thêm góc nhìn sâu hơn, từ đó xây dựng hệ thống các phương pháp giáo dục và ứng xử với trẻ hiệu quả nhất. Ngoài ra, nó còn giúp các bậc phụ huynh vững bước trước mê hồn trận về giáo dục con cái trên sách, báo hay được phổ biến trên các trang mạng xã hội hiện nay.

Giải quyết đc câu hỏi này, ta sẽ giải thích được một số hiện tượng phổ biến thường gặp trong cuộc sống như:

- Có những đứa trẻ rất gan dạ, có đứa lại rất nhút nhát, ít nói. Có đứa sống tình cảm, đứa lại ích kỷ, nhỏ nhen... và sau giai đoạn này hầu như chúng ta không thể thay đổi được nó nữa. Điều này không phụ thuộc vào tuổi 12 con giáp như quan niệm Phương Đông, hay phông văn hóa của mỗi gia đình. 

- Tại sao các nước có nền giáo dục mạnh như Đức, Nhật, Mỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Isarel... lại rất chú trọng giáo dục cấp mầm non, tiểu học và giáo dục thiên về cảm xúc, trải nghiệm để học kỹ năng giao tiếp, chứ chưa chú trọng vào giáo dục kiến thức.

- Tại sao hầu hết các phương pháp giáo dục, các học thuyết tâm lý học đều nhấn mạnh thời kỳ trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất. Tiêu biểu như Phương Pháp giáo dục Montessory, các Nhà tâm lý học Maslow, Afred Alder...

Nền tảng lý luận mình dựa trên trên Lý thuyết 3 bộ não của Paul Maclean trong 6 năm đầu khi trẻ ra đời (gồm Não bò sát, Não thú, Não người) và Lý thuyết Tính dẻo của bộ não do nhà khoa học thần kinh gốc người Ba Lan Jerzy Konorski phát hiện ra.

- Trong 6 năm đầu đời khi đứa trẻ sinh ra, Bộ não đứa trẻ đạt đến kích thước đến 85% bộ não của người trưởng thành, quá trình thứ tự như sau: Não trẻ được hoàn thiện từ dưới lên (Não bò sát -> Não thú -> Não người), từ sau ra trước và từ phải qua trái. 

Từ 0-2 tuổi (Não Bò sát). Trước khi sinh 3 tháng đến đến khi 2 tuổi, Não bò sát đã có một số kết nối căn bản giữa nơron thần kinh gọi là kết nối cứng. Não bò sát rất nhanh và linh hoạt, nằm tầng trong cùng của bộ não. Não bò sát gồm các liên kết cứng này điều khiển các hành động bản năng nhất liên quan đến sự sống còn của cá nhân như ăn, ngủ, uống, phản xạ cầm nắm (bạn để ý là tay trẻ con mới sinh nắm rất chắc)… 

Từ 2 – 4 tuổi (Não thú Limbic– não cảm xúc). Giai đoạn này, nếu hành vi của người lớn tạo nên một cảm xúc dễ chịu chúng sẽ cố gắng thay đổi môi trường để nó xảy ra lần nữa, trong khi nếu tạo ra nỗi đau, nó sẽ nhớ trải nghiệm đó và tránh phải trải nghiệm lại. Những hoạt động lặp đi lặp lại liên tục này sẽ tạo nên những kết nối mềm giữa các nơron thần kinh, tạo nên phản ứng của trẻ với thế giới bên ngoài mang tính cảm xúc như yêu, ghét, giận hờn, ích kỷ, thân thiện, độc ác… đây là giai đoạn rất quan trọng hình thành cảm xúc trẻ, thường được gọi là Khủng hoảng tuổi lên 3. Những cảm xúc tốt hay xấu lặp lại ở giai đoạn này sẽ tạo nên phản ứng hình thành tính cách trẻ và gần như theo nó đến suốt đời.

Từ 4-6 tuổi (Não logic – Lý trí và sáng tạo). Đây là lớp ở ngoài cùng chiếm phần lớn thể tích não bộ, phát triển mạnh trên các loài động vật bậc cao, đặc biệt là con người. Phần này được chia thành 2 bán cầu đại não, và chi chít các nếp nhăn. “Não người” chịu trách nhiệm về các hoạt động bậc cao như ngôn ngữ, lý luận, tư duy trừu tượng, tưởng tượng, ý thức, cùng khả năng học hầu như không giới hạn. 

Trong 5 năm đầu đời, mỗi giây trẻ có khoảng 700 đến 1.000 kết nối được tạo thành. Đến giai đoạn 6 tuổi, trẻ đạt khoảng 1 triệu tỉ kết nối. Tính dẻo của não thể hiện ở gia đoạn vàng này dựa trên sự biến mất hoặc chuyển từ kết nối mềm sang kết nối cứng. 

Giai đoạn này mỗi một hành động được tính như một kết nối, các kết nối nhiều và lặp đi lặp lại sẽ dẫn đến các kết nối trở nên chắc chắn hơn, trở thành kết nối cứng (sự ghi nhớ). Nếu các hành động không lặp đi lặp lại, các liên kết có xu hướng tự biến mất dần do tính dẻo đó. Cho đến khi trưởng thành, số kết nối cứng còn lại khoảng 1/3 khi trẻ đạt đỉnh kết nối.

Có thể hiểu nôm na quá trình bộ não hoàn thiện trong giai đoạn 0 - 6 tuổi như xây dựng ngôi nhà gồm phần móng, cột và tường xây. Các lớp xếp chồng lên nhau khiến sau giai đoạn này, những tác động mà chúng ta điều chỉnh chỉ là màu mè, sơn tường bên ngoài. Hầu như chúng ta không thể thay đổi phần cốt lõi tính cách ở bên trong đứa trẻ nữa. 

Một đứa trẻ nhút nhát, ít nói sẽ rất khó để trở nên gan dạ, hoạt ngôn. Tính ích kỷ, khó ưa của đứa bé hầu như cũng sẽ theo nó suốt cuộc đời. Một đứa trẻ bản lĩnh, tự tin hầu như sẽ rất khó để vùi dập nó kể cả phải đối diện với cái chết.

Để thay đổi đc tính cách đó, vũ lực hay áp chế không có tác dụng, người ngoài chỉ có thể định hướng để họ tự thân chuyển hóa từ trong ra. Chính nó và tự nó muốn thay đổi. Đó là lý do một số người khi có biến cố lớn trong đời thường đổi tính, như trở nên lương thiện hơn...

Mình đã thử nghiệm và thật sự rất khó để thay đổi... trừ khi chúng ta kiên trì và thấu hiểu trẻ, để khiến nó tự thân thay đổi một cách vô thức. Như người xưa có câu:

Gieo suy nghĩ gặt hành động

Gieo hành động gặt thói quen

Gieo thói quen gặt tính cách

Gieo tính cách gặt số phận!

QUANG HÒA

Quản trị viên Group CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC Gỡ rối & Chia sẻ.

My blog: https://kuanghoa97.blogspot.com

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp