Skip to main content

TUẤN KIỆT NHƯ SAO BUỔI SỚM NHÂN TÀI NHƯ LÁ MÙA THU...

TUẤN KIỆT NHƯ SAO BUỔI SỚM
NHÂN TÀI NHƯ LÁ MÙA THU...
(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)


Đoạn mở đầu của Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã nêu ra vô vàn khó khăn của nghĩa quân Lê Lợi những ngày đầu khởi nghĩa, vậy mà chỉ chưa đầy 10 năm sau (1418 - 1427) Vua Lê Thái Tổ đã hoàn thành cuộc khởi nghĩa, tiễn những tên tù binh cuối cùng trên đất Việt về nước. 

Câu hỏi đặt ra là tại sao nước Đại Việt trong hơn 10 năm bị đô hộ, tài nguyên, sản vật, văn thư sách vở, và đặc biệt là người tài đều bị đưa về chính quốc lại có thể giải phóng đất nước chỉ trong 9 năm ngắn ngủi? Liệu có đúng là "Nhân tài như lá mùa thu" như cụ Nguyễn Trãi viết? 

Điều gì khiến Lê Lợi quy tụ được rất nhiều dũng tướng và mưu sĩ giỏi về dưới trướng? Phải chăng ngoài chiến lược đúng đắn, ông đánh giá "Nhân tài" bằng góc nhìn khác biệt, kỹ năng tuyển và dùng người của ông ở mức thượng thừa? Ngày nay, trong kinh doanh kỹ năng đó được gọi là Quản trị nhân sự. 

Qua lời giới thiệu sách của a Hoàng Nam Tiến (chủ tịch FPT software), mình tìm đến cuốn Một đời quản trị của Gs Phan Văn Trường. Mình đọc rất nhanh, ngấu nghiến và chính cuốn sách đã vạch ra một tư duy, một con đường hoàn toàn mới để quản trị doanh nghiệp. Có thể nói cuốn sách giúp mình thay đổi toàn bộ tư duy về cấu trúc và quản trị doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững và phát triển.

Mình cho rằng cuốn MỘT ĐỜI QUẢN TRỊ của Gs Phan Văn Trường là tác phẩm thể hiện được toàn bộ tư tưởng về quản trị mà một người Việt ứng dụng nghệ thuật quân sự trong môi trường kinh doanh hiện đại. Đây là cuốn sách quản trị hay nhất mà mình từng đọc. Một phần có thể do ông cũng là người Việt, nên những tư tưởng và suy nghĩ của ông viết ra cùng trường văn hóa với mình nên dễ đọc và cảm nhận. Mình tin rằng những tư tưởng trong cuốn sách chính là sự chắt lọc, kế thừa xuất sắc tư tưởng truyền thống dân tộc của Vua Lê Lợi, và xa hơn nữa là của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.

Bài review giới thiệu cuốn sách này dành cho những ông chủ, nhà quản lý doanh nghiệp, hoặc những "nhân tài" đang ẩn mình chờ thời. Và khi dịch Covid qua đi đây là cơ hội để những "Nhân tài" lộ diện, thể hiện tài năng cống hiến đưa công ty phát triển cũng như thu được lợi ích cao nhất cho bản thân, gia đình.

Giới thiệu sơ lược về Giáo sư Phan Văn Trường: Ông từng là cố vấn của chính phủ Pháp về thương mại quốc tế. Ông sinh năm 1946 tại Hà Nội. Quê ở Ninh Giang, Hải Dương.  Từ năm 1970 đến 2005, ông giữ nhiều chức vụ tư vấn, kinh doanh, quản lý và quản trị nhiều tập đoàn kinh doanh hàng đầu thế giới như Phó chủ tịch Alstom với 75.000 nhân viên (2021). Ông được Chính phủ Pháp phong tước hiệp sĩ và được tặng thưởng huân chương Bắc đẩu bội tinh vì những đóng góp cho ngành thương mại Pháp. 

Sau khi về hưu, ông về nước và tham gia rất nhiều vào hoạt động giảng dạy cũng như phát triển các kỹ năng quản lý cho các doanh nghiệp lớn. Điển hình là Câu Lạc Bộ Khởi Nghiệp Nông Nghiệp Việt Nam (2017) với hơn 170.000 thành viên và Hệ sinh thái Cấy Nền (2019).

Tư tưởng quản trị cốt yếu của ông, gói gọn trong 3 từ: Đúng người, đúng việc, đúng thời điểm. Như ông quan niệm:

Quản trị, là nghệ thuật chọn việc, chọn mục tiêu rồi chọn người. Sắp xếp thời điểm để đạt mục tiêu chung. Dùng người ở đây có nghĩa rõ ràng là tận dụng được cá tính, khả năng, nghị lực của nhân sự làm việc với mình, phóng thích được đầu óc sáng tạo hữu dụng của họ, động viên tối đa động lực và tâm trí họ. Nhưng hơn thế nữa! Làm xong việc mà nhân sự cảm nhận được hạnh phúc chân chính trong việc làm thì mới gọi là quản trị. 

Về chọn và dùng người, đây là điểm quan trọng nhất, là điểm mình tâm đắc nhất trong tư duy dùng người của ông.

Với ông, nhân tài chính là những người được làm đúng việc của họ. Mỗi người có những tố chất khác nhau, chọn và dùng đúng sở trường của họ vào đúng vị trí cần thiết là cách tốt nhất để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hiểu theo nghĩa này thì nhân tài có ở khắp nơi xung quanh ta, người lãnh đạo giỏi là người biết nhìn ra sở trường và giao đúng việc cho họ. Nhân tài không nhất thiết phải là người giỏi nhất, toàn diện nhất được tuyển mộ từ các cuộc thi, hay từ những công ty danh tiếng, và đưa về với mức lương cao ngất...

Toàn bộ cuốn sách là quá trình trải nghiệm của tác giả. Kết hợp với kinh nghiệm được cha truyền lại, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao khi là người Việt lãnh đạo một công ty Pháp lớn nhất nhì thế giới. Quan điểm tuyển người và dùng người của ông cũng rất giống với Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn trong cuốn Binh thư yếu lược ở phần cầm binh (mục 149).

Có thể nói trong tình hình kinh doanh hiện nay, tuyển và dùng đúng người đúng việc là bài toán có tính chất quyết định đối với mọi doanh nghiệp. Khi mà khái niệm ranh giới sân nhà sân khách bị xóa nhòa, Con người là nguồn lực sống còn, quan trọng nhất của doanh nghiệp.

Chúc các bạn có những giờ phút vui vẻ cùng cuốn sách.

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp