Skip to main content

Posts

NGÀY ĐỘC LẬP 30/4, NGHĨ VỀ QUYỀN CHỌN HỌC MÔN LỊCH SỬ

Ngày 30/4, suy nghĩ về quyền chọn học môn LỊCH SỬ, liệu chúng ta - những bậc phụ huynh có đang sử dụng tiêu chuẩn kép? Và tại sao thường các Doanh nhân học rất giỏi các môn như Lịch sử, Địa lý mà không phải là Toán, Lý...? Các bậc phụ huynh hiện nay nói chung có xu hướng cho con đi học thêm Toán, Lý, Hóa, Văn... chả ai bảo: con ơi, đi học thêm Sử đi🙁 trong khi luôn miệng hô hào nào là sử quan trọng, là truyền thống....bla.. bla...🤔.  Điều này nghe có vẻ dễ hiểu vì suy nghĩ học sử khó kiếm đc công ăn việc làm ổn định, trong mắt chúng ta người học sử thường đầu bù tóc rối, suốt ngày nói chuyện đâu đâu chả liên quan gì đến cơm áo gạo tiền cả. Nói chung chúng ta gán cho người theo Sử học có tương lai tài chính kém hấp dẫn. Nhưng...điều đó liệu có đúng không? Có suy nghĩ trên là do giáo dục môn Sử đang thiếu một vế rất quan trọng. Đó là yếu tố Kinh tế. Lịch sử tất cả các cuộc chiến xưa này hầu như đều có nguồn gốc từ lợi ích kinh tế, sự chênh lệch giàu nghèo, hay tranh chấp tài nguyên giữ

SINH CON RỒI MỚI SINH CHA - SINH CHÁU GIỮ NHÀ RỒI MỚI SINH ÔNG

Vậy là ngày giải phóng Phụ huynh, ngày 4/4/2022 sắp đến, mình rảnh rỗi nên viết vài dòng về Giáo dục trẻ con trong vốn cổ ca dao tục ngữ của người xưa, chủ đề của tuần này là câu: SINH CON RỒI MỚI SINH CHA SINH CHÁU GIỮ NHÀ RỒI MỚI SINH ÔNG Nên hiểu câu ca dao này như thế nào? Nghĩa đen của câu ta thường hiểu là đứa con sinh ra (hoặc nhận con nuôi) thì vợ chồng mới được xưng hô là cha, là mẹ. Vợ chồng lúc mới cưới về chưa có con chả ai gọi nhau là cha hay mẹ cả. Khi vợ chồng sinh con, lúc đấy mới chính thức được gọi bằng những danh tư nhân xưng như Mẹ cái hĩm hay Bố (cha) thằng cu 😄. với cặp Cháu - Ông cũng tương tự như thế. Nghĩa này có vẻ bình thường như cân đường hộp sữa rồi nên mình ko đi sâu vào chi tiết. Thế nghĩa bóng là gì? Trong các nguồn văn học dân gian câu ca dao này được giải thích khá nhiều, như truyện về Giáp Ất (Hoàng Trọng Miên), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi). Tuy nhiên quá trình nghiên cứu về tâm lý học tính cách con người, Mình đã thử lý giải câ

NĂM MỚI NÓI CHUYỆN ĐẦU TƯ🙂 - Ai mắc hội chứng FOMO?

(FOMO là tên một hội chứng được gán cho những người mới tham gia thị trường chứng khoán khiến cho nhà đầu tư cảm thấy bị bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền. Từ đó, họ lao vào đầu tư một cách điên cuồng theo số đông, tuy nhiên kết quả thường chỉ sự thất bại và thua lỗ) (Cảm ơn cô Trương Ngọc Lan đã tặng cháu sách nhé, bố cháu cũng đang chờ sách cô tặng đây) Đầu xuân, Mấy bố con làm lễ mổ lợn! Tổng kết cu anh tất tần tật đc 3.5tr - chắc là con cháu Thánh Gióng lớn nhanh như thổi nên phá khá nhiều giày, dép, xe đạp...tiền làm việc chỉ dành để mua đồ😚 Cô em tổng được gần 4.8tr mặc dù đã ủng hộ khá nhiều cho quỹ xây nhà và đi du lịch của gia đình 😚. Ông bố, sau một thời gian đầu độc bằng mấy cuốn sách tài chính, mỏi mồm phân tích về vàng, cp, về lãi đơn, lãi kép...tư vấn: - Trừ lại một số để tiêu vặt và mua sắm, để bố mua cổ phiếu cho. Mấy năm trước mua vàng mãi chả lời lãi đc mấy😀 Anh con trai: - Con bỏ 1.5tr để đầu tư CP, còn lại bỏ lợn tiếp và tiêu vặt... Suy nghĩ chừng 10p cu anh đổi ý: à, thôi

TẠI SAO DÌ GHẺ LẠI BỊ NGHĨ LÀ XẤU.

 "MẤY ĐỜI BÁNH ĐÚC CÓ XƯƠNG MẤY ĐỜI GÌ GHẺ MÀ THƯƠNG CON CHỒNG" Tại sao dì ghẻ lại bị nghĩ là xấu?  Tại sao dì ghẻ sẽ phải trở nên tốt hơn? Câu sau dễ để trả lời hơn. Do xã hội hiện đại nên sẽ ngày càng có nhiều dì ghẻ hơn (vì thế giới sẽ phẳng, văn hóa Đông Tây hòa trộn sẽ khiến các giá trị cũ như Xuất giá tòng Phu, Phu tử tòng Tử lỗi thời). Nên bằng cách nào đó cả xã hội cần phải khiến cho dì ghẻ tốt lên😚 Câu hỏi đầu thì khó trả lời hơn. Theo quan niệm xưa, việc đóng đinh tư duy cũ rằng dì ghẻ là xấu dẫn đến khái niệm tự kỷ ám thị, khiến những người rơi vào vị trí là mẹ kế phải chịu áp lực dư luận.  Điều đó khiến mọi hành động của mẹ kế đối với con chồng đều bị đưa vào tầm ngắm, bị săm soi, chuyện bé xé ra to.  Vậy hậu quả nào khi Gì ghẻ trở nên xấu xí? Vì áp lực quan niệm xã hội, dì ghẻ luôn sống trong sự lo sợ, ám ảnh và bị soi mói rằng những hành động của mình có lệch chuẩn của những con mắt người đời hay ko? Điều này dẫn đến 3 khả năng hành động tùy theo tố chất của mẹ

Review "Cha voi - dạy con nên người trong thời đại số" của Giáo sư Trương Nguyện Thành.

"Cuối cùng, giáo dục trong mắt tôi chính là tin vào lũ trẻ và cùng với chúng giúp chúng tin vào bản thân và khả năng của mình" - Shirley Ma'atok Mình đọc cuốn này hơn 2 năm trước, khi mình bắt đầu đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề xảy ra với bọn trẻ nhà mình. Mình thực sự choáng ngợp vì lượng kiến thức đồ sộ, được trình bày với vô số các tình huống cụ thể xảy ra trong quá trình dạy con của tác giả. Có thể nói đây là một cuốn sách dạy con kiểu "cầm tay chỉ việc" mà ai cũng có thể áp dụng trong công cuộc giáo dục con cái. Từ cuốn này mình mới bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về tâm lý học trẻ em, về văn hóa dạy con của các nước... để tìm hiểu nguyên nhân đằng sau những bài học mà tác giả nêu ra trong cuốn sách. Vài nét về tác giả cuốn sách. Gs Trương Nguyện Thành sinh năm 1961 tại Bình Định. Sang Mỹ năm 1980, hiện giảng dạy tại Đại học Utah (Mỹ), từng làm Phó Hiệu trưởng Điều hành Đại học Hoa Sen. Ông nhận bằng tiến sĩ hóa học tại Đại học Minnesota năm 1990, được pho

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỂ GIẢM THỜI GIAN CHƠI GAME, XEM TIVI CỦA BỌN CỦA BỌN TRẺ!

Nghỉ hè 2020, lại đang dịch Covid nên ko đc đi chơi xa. Tôi quyết định sẽ tập cho bọn trẻ con nhà tôi đi chợ và học nấu ăn, vừa học kỹ năng vừa tạo công ăn việc làm đồng thời hỗ trợ bố mẹ. Anh cu lớp 7 và cô em lớp 4.  Tôi tính cứ mỗi 30 phút nó đi chợ hay nấu cơm là bớt đc 30 phút bọn trẻ nghĩ về game, về tivi...😚. Vì vậy tôi bàn vs mẹ nó hướng dẫn bọn trẻ nấu ăn, đi chợ, rồi dẫn chúng đi mua sách hướng dẫn nấu ăn để tự làm. Học ở chợ là cách học hữu hiệu nhất về bản năng sinh tồn (như cuốn Cha Voi đã viết). Đến giờ mọi việc vẫn ổn, 2 Nhà sáng tạo nấu ăn liên tục nghĩ món mới để chiêu đãi bố mẹ. Đến giờ bố mẹ về chỉ việc ngồi vào bàn ăn và ủ mưu để khen ngợi chúng nó😎  Bài học rút ra:  👍Dạy kỹ năng cho bọn trẻ càng sớm càng dễ và tốt, vì bản năng trẻ là thích khám phá. 👍Thời gian tiết kiệm, hiệu quả và thú vị nhất là khi đc làm việc mình yêu thích. Nên thay vì cấm đoán con hãy hướng vào thứ lành mạnh mà nó thích thể hiện... nhiều người khỏe vì một người vui😚 Và đây là một số món

3 CÂU CHUYỆN ĐÁNG SUY NGẪM

Theo các bạn, trong 3 câu chuyện dưới đây có điểm chung gì mà trên thực tế nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau như: thời gian, địa điểm và độ tuổi, thậm chí là quốc tịch. Câu chuyện số 1. Một vụ "bắt cóc" Tôi vừa có chuyến công tác và quay về trên chuyến xe khách từ Thái Nguyên về Nghệ an. Xe khá vắng vì đợt dịch lần thứ 4 khiến người dân đang khá e dè khi di chuyển. Chuyến xe vừa khởi hành đc 15 phút thì bất ngờ bị một nhóm người ra hiệu dừng lại. Sau một hồi lộn xộn trao đổi giữa chủ xe và đám người kia, phụ xe đi xuống ngó xung quanh và vừa kéo tay vừa nhắc cô bé tầm 15 tuổi khá cao ráo, ko đeo khẩu trang, nằm giường kế bên chỗ tôi bảo: - Cháu xuống xe ngay, có người nhà cần gặp. Cô bé lủi thủi, lặng lẽ đứng dậy đi theo ra đầu xe. Tôi nghe loáng thoáng mẹ cô bé nói trong sự hoảng loạn, run rẩy...đầu gối khụy xuống: - May quá, tìm được con rồi! Sao con lại làm thế với bố mẹ. Đám người kia dắt theo cô bé, cám ơn nhà xe rồi xuống xe. Xe chạy thêm khoảng 10 phút nữa thì lại