Skip to main content

Posts

GIÁO VIÊN ĐI BUÔN

Giáo viên ngày xưa - nghèo nhưng vui O tôi là giáo viên huyện về hưu được mấy năm. O kể ngày xưa đồng lương giáo viên ít ỏi nên ngoài giờ dạy học phải đi buôn kiếm sống nuôi gia đình. Thời đó O buôn đủ thứ, từ lạc, đậu, hoa màu...từ đầu chợ đến cuối chợ, từ chợ vùng này sang chợ vùng khác. O bảo xưa nghề giáo tuy vất vả nhưng được xã hội trọng vọng. Ở trong trường thì học sinh yêu quý, khi đi buôn phụ huynh thường xuyên mua hàng ủng hộ cho O, người bán sỉ cho O cũng cho nợ tiền hàng, khi bán được mới phải trả gốc... giáo viên như O khi đi mua hàng cũng được phụ huynh nhiệt tình bán. Cuộc sống dần rồi cũng ổn. Kể cả khi về hưu, O vẫn được nhà trường cũng như học sinh, phụ huynh quý mến và nể trọng. Giáo viên ngày nay - vẫn nghèo nhưng ko vui nữa. Một bộ phận giáo viên ngày nay do đồng lương thấp nên cũng buôn bán đủ thứ, chỉ khác xưa là giờ họ bán online. Tôi còn nghe một ông anh dạy cấp 3 ở huyện (Hà Tĩnh) bảo, ngày nay các phụ huynh buôn bán ở chợ quê không muốn bán hàng cho các giáo

MIỄN HỌC PHÍ CHO CON NHÀ GIÁO - Một mũi tên trúng nhiều đích.

Bộ Giáo dục vừa có đề xuất trình lên Quốc hội ý kiến miễn học phí cho con nhà giáo. Dự tính ngân sách chi thêm khoảng 9.200 tỷ đồng. Trên các trang mạng xã hội có khá nhiều ý kiến trái chiều, ngay cả trong cộng đồng các chuyên gia về giáo dục cũng ko thống nhất... Có ý kiến cho rằng nên miễn phí cho con nông dân, một số ý kiến cho rằng nên miễn phí tất cả không phân biệt ngành nghề của phụ huynh. Có ý kiến lại cho rằng nên xét miễn phí theo dạng học bổng vượt khó, hay có ý kiến thay vì miễn phí thì tăng lương cho giáo viên... Các ý kiến trên xét trên góc độ của từng đối tượng không phải là ko có lý do, tuy nhiên xét tổng thể thì những đề xuất này chưa phù hợp với điều kiện thực tế của xã hội... Vậy tại sao tôi lại cho rằng đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo như trên là bước đi phù hợp trong lộ trình miễn phí cho tất cả hệ thống giáo dục công? Có thể nêu ra một vài lý do như sau: Xét về tài chính, trên thực tế chi phí dành cho giáo dục hiện vẫn chưa đạt mức mà ngân sách Quốc hội duyệ

3 PHONG CÁCH QUẢN TRỊ TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA DƯỚI GÓC NHÌN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI.

Đọc Tam Quốc Chí, tác phẩm kinh điển của Trung Quốc thời 3 nước phân tranh vào cuối đời nhà Hán, dưới góc nhìn của Quản trị doanh nghiệp chúng ta có thể nhận ra 3 phong cách quản trị khác nhau của 3 người sáng lập gồm Tào Tháo (Nhà Ngụy), Lưu Bị (Nhà Thục Hán), Tôn Quyền (Nhà Ngô) 1. Phong cách quản trị của Tào Tháo - Nhà Ngụy: Thể hiện năng lực vượt trội cùng tính cách đa nghi buộc cấp dưới khiếp sợ mà tuân phục. Tào Tháo nổi tiếng vs câu nói với Trần Cung khi chạy nạn: Ta thà phụ cả thiên hạ chứ ko để thiên hạ phụ ta. Với sự đa nghi, mưu mô, lỳ lợm và thủ đoạn Tào Tháo dần dần xây dựng nên thế lực nhà Ngụy hùng mạnh nhất trong 3 nước thời bấy giờ. Mặc dù có rất nhiều tướng lĩnh cũng như mưu sĩ giỏi dưới trướng nhưng Tào Tháo luôn chủ động thể hiện uy quyền tuyệt đối bằng sự đa nghi, mưu lược và thủ đoạn để khiến cấp dưới luôn phải e ngại, dè chừng. Ngay cả những mưu sĩ giỏi như Tuân Úc, Giả Hủ, Quách Gia, Trình Dục cũng ko ít lần toát mồ hôi hột trc mưu lược và thủ đoạn của Tào Tháo.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÉO DÀI CUỘC SỐNG CỦA BẠN?

Có 2 cách:  - Một là tìm cách để sống dai hơn, như: sinh hoạt điều độ,... - Hai là trong thời gian hữu hạn chọn những việc hữu ích hơn, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Ps: Tủ sách tặng các em học sinh trường tiểu học Tường Sơn, Anh Sơn, Điểm trường Ồ Ồ, Già Hóp. Đọc sách là cách nhanh nhất, rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất để kéo dài sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này. Đời người hữu hạn, những việc ta muốn làm trong đời lại vô hạn. Có những quyết định đáng giá bị bỏ lỡ muốn làm lại nhưng ko còn cơ hội để làm lại nữa. Có những hành động đáng tiếc muốn sửa thì quá khứ đã trôi qua rồi, ko còn cơ hội sửa sai nữa.  Giữa rất nhiều quyết định đáng làm hay bỏ qua, làm sao chúng ta biết lựa chọn việc nào nên hay không nên? Mỗi người ở hiện tại chính là tổng hòa những gì họ từng trải nghiệm trong cuộc sống của họ. Tâm hồn, thể xác họ chứa đựng cả niềm vui và nỗi buồn..., cả thất bại lẫn thành công của cá nhân, trong các mối quan gia đình, xã hội...họ đã trải qua. Nhữn

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ THỜI ĐẠI 4.0

Ngày nay, trẻ vị thành niên nảy sinh tình cảm với nhau khá phổ biến do tiếp cận sớm với công nghệ, mạng xã hội. Văn hóa Tây phương cũng ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và lối sống của trẻ.  Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất mà ko ảnh hưởng đến việc học và sự phát triển tâm sinh lý về sau. Tôi hình dung giáo dục trẻ là quá trình cha mẹ mở rộng không gian an toàn để con hoạt động. Không gian này vừa đảm bảo cho trẻ phát triển các kỹ năng, vừa tránh cho trẻ phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Giới hạn này kết thúc khi trẻ bước vào 18 tuổi, trẻ đủ nền tảng sức khỏe và kiến thức để bước ra đời. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hormone sinh dục đã có từ khi đứa trẻ sinh ra, nhưng chúng chủ yếu ngủ yên mà không hoạt động gì trong suốt hơn một thập niên. Đến tuổi dậy thì từ một gen sản xuất ra protein duy nhất là kisspeptin ở vùng dưới đồi, phần não kiểm soát sự trao đổi chất. Khi protein đó kết nối với, hoặc "hôn", thụ thể trên một gen khác, nó làm kí

UNG THƯ HÔN NHÂN

(Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi bớt lửa chẳng vơi hạt nào!) Tại sao tôi lại đặt tiêu đề cho bài viết là UNG THƯ HÔN NHÂN? Vì tương tự bệnh ung thư, đó là dấu hiệu kết thúc một cuộc hôn nhân. Chúng có những điểm tương đồng như: + Ít biểu hiện lâm sàng + Khó chữa + Di căn + Để lại hậu quả nặng nề cho người thân. Hiện nay UNG THƯ là căn bệnh gây tử vong số 2 trên thế giới. Bệnh ung thư được xem là Hoàng đế của bách bệnh, sẵn có trong mỗi tế bào của muôn loài trước cả khi loài người xuất hiện. Tuy nhiên chỉ hơn 50 năm trở lại đây bệnh ung thư mới trở thành nỗi ám ảnh của con người. Người bệnh mắc ung thư giống như một án tử được báo trước … Khoa học nghiên cứu cho thấy trong quá trình phát triển mỗi tế bào con người có 2 cơ chế đối lập nhau nhưng bổ sung cho nhau để tồn tại và phát triển. Đó là cơ chế kích thích sự phát triển (các hormon tăng trưởng kiểu "chân ga") và cơ chế kìm hãm sự phát triển (hormon ức chế phát triển, kiểu “phanh" để đảm bảo cân bằng). Ví dụ: Nếu bạn

DẠY CON KỸ NĂNG THOÁT BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.

  DẠY CON KỸ NĂNG THOÁT BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG. Khi mình chuyển con mình lớp 6 từ trường điểm về trường làng (cháu chuyển cấp từ lớp 5 lên lớp 6). Mình cũng quan sát con hơn 3 tháng để xem nó có bị ảnh hưởng tâm lý gì ko, có bị đe dọa ko? Có hòa nhập tốt vs môi trường mới ko? Và mình thấy con hòa nhập tốt, ko bị ảnh hưởng nhiều như một số bạn khác cùng lớp cháu hồi cấp 1. Mình rút ra mấy điều quan trọng cần giáo dục cho con. 1. Tôn trọng các nhu cầu và ý kiến của con. Việc xảy ra bạo hành ko phải lần đầu như thế, những hành động này có thể đã xảy ra nhiều lần trc đó, ở cấp độ ít nguy hiểm hơn nhưng bị bỏ qua. Lý do có thể là đứa trẻ ko dám nói vì sợ bị bạn dọa đánh, vì lo sợ cha mẹ hay thầy cô phạt hoặc ko tin mà gạt đi (gây mất lòng tin ở trẻ). Nói chung đứa trẻ đã quen ko đc tôn trọng ý kiến của mình nên nó cho là tốt nhất nên im lặng, vì nói cg chẳng giải quyết vấn đề gì... 2. Hướng dẫn con các kỹ năng sống như thoát khỏi bạo hành, chủ động báo vs người lớn khi cần giúp đỡ. Các kỹ năng s