Skip to main content

UNG THƯ HÔN NHÂN

(Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa chẳng vơi hạt nào!)


Tại sao tôi lại đặt tiêu đề cho bài viết là UNG THƯ HÔN NHÂN?
tương tự bệnh ung thư, đó là dấu hiệu kết thúc một cuộc hôn nhân. Chúng có những điểm tương đồng như:
+ Ít biểu hiện lâm sàng
+ Khó chữa
+ Di căn
+ Để lại hậu quả nặng nề cho người thân.
Hiện nay UNG THƯ là căn bệnh gây tử vong số 2 trên thế giới. Bệnh ung thư được xem là Hoàng đế của bách bệnh, sẵn có trong mỗi tế bào của muôn loài trước cả khi loài người xuất hiện. Tuy nhiên chỉ hơn 50 năm trở lại đây bệnh ung thư mới trở thành nỗi ám ảnh của con người. Người bệnh mắc ung thư giống như một án tử được báo trước …
Khoa học nghiên cứu cho thấy trong quá trình phát triển mỗi tế bào con người có 2 cơ chế đối lập nhau nhưng bổ sung cho nhau để tồn tại và phát triển. Đó là cơ chế kích thích sự phát triển (các hormon tăng trưởng kiểu "chân ga") và cơ chế kìm hãm sự phát triển (hormon ức chế phát triển, kiểu “phanh" để đảm bảo cân bằng).
Ví dụ: Nếu bạn đứt tay, cơ chế kích thích sẽ phát tín hiệu để các hormon tăng trưởng đạp “chân ga” thúc đẩy tế bào chữa lành vết thương. Khi vết thương lành thì cơ chế “phanh” kích hoạt để dừng sự sửa chữa, do đó vết thương sẽ dừng lại mà không phình to nữa.
Khối u trong người bệnh bị ung thư mất cơ chế “phanh” khiến tế bào liên tục đạp "chân ga” phát triển, xâm lấn sang các bộ phận khác. Các tế bào ung thư này chỉ xuất hiện khi các vết thương có tính mãn tính, nghĩa là quá trình sửa chữa có tính lâu dài, liên tục… để rồi di căn sang các bộ phận khác, khi đó cơ hội để chữa bệnh giảm dần.
Trong HÔN NHÂN, sự kết hợp của 2 con người được xem như tế bào của xã hội cũng có những đặc điểm tương tự. Vợ chồng vừa là cơ chế “chân ga” vừa có vai trò "phanh” cho nhau. Hầu như ở mọi cặp đôi khi về chung nhà, mục tiêu tương lai thường là phát triển vs mong muốn nhà lầu xe hơi, con đàn cháu đống…vân vân và mây mây.
Tuy nhiên vì cả hai đều là những cá thể độc lập về cơ thể, suy nghĩ và trải nghiệm trong đời nên trong quá trình đồng hành sẽ có những ý tưởng, hành động khác nhau. Để gia đình phát triển tốt, mỗi người tuỳ trường hợp sẽ làm “phanh”, trong một số trường hợp khác sẽ đạp "chân ga" tăng tốc. Việc tăng chân ga quá nhanh mà “phanh” đột ngột hay mất "phanh" đều gây hại cho sự phát triển của gia đình. Im lặng vs việc làm sai của đối phương là khởi đầu của quá trình mất phanh.
Ví dụ: nếu người chồng đi tiếp khách, nhậu nhiều, hay ngoại tình (tăng ga), vợ không nhắc (không hãm phanh) lâu dần thành quen hai người mặc kệ cảm xúc, hành động của nhau, hành động lâu ngày sẽ sinh ra sự chia rẽ gia đình. Trường hợp vợ phanh đột ngột (chửi bới, bạo lực…) lúc chồng đang say rượu hay bóc phốt nhau cũng nguy hiểm không kém, các cụ xưa có câu được vạ thì má đã sưng là vì thế. Có nhiều cách để "rà phanh" giảm tốc hiệu quả mà không ảnh hưởng đến giá trị mỗi người.
Ngày nay, vị trí người vợ và người chồng đã có nhiều thay đổi do quan niệm xã hội, đặc thù công việc nên vị thế có thể hoán đổi cho nhau. Người vợ hay chồng đều có thể bị mắc những lỗi trên Có thể kể những dạng gia đình có xu hướng UNG THƯ HÔN NHÂN như sau:
- Cả 2 vợ chồng cùng phát triển (đạp chân ga, không có phanh):
- Người chồng (vợ) phát triển mạnh, người vợ (chồng) không hãm phanh hoặc mất phanh..
- Chồng hoặc vợ phản ứng gay gắt và đột ngột vs sự phát triển của người kia (hãm phanh) khiến đối phương mất đà...
Ngày xưa những gia đình ung thư kiểu này có thể ko tan vỡ vì chế độ đa thê. Người phụ nữ phụ thuộc và bị đặt ở vị trí thấp kém trong gia đình nên thường sẽ cam chịu số phận. Ngày nay gia đình thuộc dạng này thường sẽ khó bền vững do sự thay đổi về quan niệm, công việc và vị thế của người phụ nữ.
Mô hình gia đình như trên nếu diễn ra thường xuyên, liên tục (có tính mãn tính như ung thư) thì kết cục căn bệnh UNG THƯ GIA ĐÌNH sẽ xuất hiện, lúc này các biện pháp mang tính ngoại lực (sự khuyên can từ người thân mang tính chủ quan) sẽ ít hiệu quả trừ khi có thuốc đặc trị can thiệp (chuyên gia tâm lý - điều trị nội tâm).
Kiểu gia đình thứ hai là người vợ hoặc chồng có thể tiết chế (tự phanh) được hành động của mình, hoặc cảnh báo phù hợp khi đối phương có dấu hiệu vượt ra ngoài chuẩn mực gia đình. Thông thường khi mới về ở với nhau vợ hoặc chồng ít có khả năng tự giới hạn được hành động của mình. Để đạt được khả năng tự giới hạn tốc độ trong những lần đầu khi mới về ở với nhau, người phối ngẫu phải chủ động nói ra (rà phanh) cảm nghĩ của mình. Ví dụ: Một vài lần nhắc nhở vừa đủ (hãm phanh) để vợ hoặc chồng biết họ đang có hành động chưa phù hợp với chuẩn mực, điều này giúp người vợ hoặc chồng tự biết những gì nên làm, những gì không nên làm để gia đình yên ấm. Chủ động nói ra những cảm xúc của mình một cách rõ ràng, không áp đặt và lắng nghe đối phương, tôn trọng sự khác biệt là bước đầu của cơ chế phanh phù hợp.
Tóm lại tương tự như căn bệnh ung thư, UNG THƯ GIA ĐÌNH sẽ có xu hướng phát triển và lan rộng do đặc điểm hình thành là sự thay đổi môi trường gia đình, xã hội. Những người phải nhận hậu quả nặng nề nhất là những đứa con. Khi phải nuôi con một mình không nhiều ông bố hay bà mẹ có khả năng bù đắp những khoảng trống tình cảm mà bố hay mẹ để lại. Văn hóa phong tục Việt Nam cg chưa hoàn toàn bố mẹ có thể cư xử để cùng hỗ trợ con phát triển toàn vẹn.
Hãy bắt đầu chữa trị bệnh UNG THƯ HÔN NHÂN của mình ngay bằng hành động nói ra suy nghĩ thật sự của mình bằng tất cả sự chân thành, tôn trọng và đồng cảm rằng: mình cảm kích và trân trọng những gì anh ấy làm cho mình, và mình cũng không thoải mái vs những gì mình anh ấy đã làm vs mình. Chỉ khi có những chia sẻ thực sự cởi mở suy nghĩ về nhau, họ mới có thể bắt đầu hành trình tìm đc tiếng nói chung.
Khi đó chuyến xe gia đình sẽ tăng tốc an toàn, vui vẻ trên hành trình khám phá cuộc đời.

QUANG HOÀ
Quản trị viên CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC Gỡ rối & chia sẻ!

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp