Skip to main content

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ THỜI ĐẠI 4.0

Ngày nay, trẻ vị thành niên nảy sinh tình cảm với nhau khá phổ biến do tiếp cận sớm với công nghệ, mạng xã hội. Văn hóa Tây phương cũng ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và lối sống của trẻ. 


Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất mà ko ảnh hưởng đến việc học và sự phát triển tâm sinh lý về sau.

Tôi hình dung giáo dục trẻ là quá trình cha mẹ mở rộng không gian an toàn để con hoạt động. Không gian này vừa đảm bảo cho trẻ phát triển các kỹ năng, vừa tránh cho trẻ phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Giới hạn này kết thúc khi trẻ bước vào 18 tuổi, trẻ đủ nền tảng sức khỏe và kiến thức để bước ra đời.

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hormone sinh dục đã có từ khi đứa trẻ sinh ra, nhưng chúng chủ yếu ngủ yên mà không hoạt động gì trong suốt hơn một thập niên. Đến tuổi dậy thì từ một gen sản xuất ra protein duy nhất là kisspeptin ở vùng dưới đồi, phần não kiểm soát sự trao đổi chất. Khi protein đó kết nối với, hoặc "hôn", thụ thể trên một gen khác, nó làm kích hoạt tuyến yên để giải phóng hormone được lưu trữ. Sự gia tăng nội tiết tố testosterone, estrogen, và progestrerone lần lượt kích hoạt tinh hoàn và buồng trứng. 

Do đó ở lứa tuổi dậy thì một đứa trẻ biết thích đối tượng khác là hợp lý. Việc cấm đoán trẻ yêu một cách cực đoan sẽ nảy sinh tâm lý phản kháng mạnh mẽ. Phần lớn trẻ sẽ giấu kín tình cảm và có thể có những hành động đáng tiếc. Đây là một thiệt thòi rất lớn khi chúng không được người có kinh nghiệm hướng dẫn yêu đương đúng cách. 

Vì vậy, hãy lắng nghe trẻ để hiểu những gì trẻ đang nghĩ và làm khi yêu. Xem việc trẻ trải nghiệm tình yêu như cơ hội để chúng học và tự tin trong chuyện yêu đương sau này. Chúng ta cũng có cơ hội giúp trẻ chữa lành các tổn thương tâm lý khi thất tình. Và điều quan trọng nhất là giúp chúng chọn người kết đôi phù hợp trong tương lai, để có đời sống vợ chồng hạnh phúc.

QUANG HÒA

Quản trị viên cộng đồng CHA MẸ TÍCH CỰC Gỡ rối & chia sẻ.


Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp