DẠY CON KỸ NĂNG THOÁT BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG.
Khi mình chuyển con mình lớp 6 từ trường điểm về trường làng (cháu chuyển cấp từ lớp 5 lên lớp 6). Mình cũng quan sát con hơn 3 tháng để xem nó có bị ảnh hưởng tâm lý gì ko, có bị đe dọa ko? Có hòa nhập tốt vs môi trường mới ko? Và mình thấy con hòa nhập tốt, ko bị ảnh hưởng nhiều như một số bạn khác cùng lớp cháu hồi cấp 1.
Mình rút ra mấy điều quan trọng cần giáo dục cho con.
Việc xảy ra bạo hành ko phải lần đầu như thế, những hành động này có thể đã xảy ra nhiều lần trc đó, ở cấp độ ít nguy hiểm hơn nhưng bị bỏ qua. Lý do có thể là đứa trẻ ko dám nói vì sợ bị bạn dọa đánh, vì lo sợ cha mẹ hay thầy cô phạt hoặc ko tin mà gạt đi (gây mất lòng tin ở trẻ). Nói chung đứa trẻ đã quen ko đc tôn trọng ý kiến của mình nên nó cho là tốt nhất nên im lặng, vì nói cg chẳng giải quyết vấn đề gì...
2. Hướng dẫn con các kỹ năng sống như thoát khỏi bạo hành, chủ động báo vs người lớn khi cần giúp đỡ.
Các kỹ năng sống gồm: xây dựng các mối quan hệ chất lượng quanh nó như bạn học (ở trường), bạn cùng lứa hoặc anh chị (quanh môi trường sống) để đứa trẻ có đồng minh. Một đứa trẻ sống thu mình lại ko giao tiếp sẽ dễ bị bắt nạt hơn những đứa trẻ có nhiều bạn bè đồng minh. (Kể cả khi ko đánh lại đc thì đồng minh của nó cg biết đi gọi người lớn giải cứu)
3. Cho con tập thể dục, rèn luyện một môn thể thao con yêu thích.
Việc duy trì rèn luyện thể dục thể thao giúp trẻ nhanh nhẹn, có sức chịu đựng dẻo dai để hạn chế bị tổn thương khi bị đòn bất ngờ, hoặc ít nhất cg nhanh chân chuồn cho lẹ.
Không có áp lực thì không có kim cương - Cuộc sống ở đâu, xứ nào, lứa tuổi nào cũng có những áp lực riêng. Cái mà ta cần dạy cho trẻ là nội lực để chịu được áp lực, hướng dẫn một số cách để trẻ tự biết thoát đc áp lực và biến áp lực thành động lực để sinh tồn, phát triển tốt hơn.
QUANG HÒA
Quản trị viên CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC gỡ rối & chia sẻ.
Comments
Post a Comment