Skip to main content

3 PHONG CÁCH QUẢN TRỊ TRONG TAM QUỐC DIỄN NGHĨA DƯỚI GÓC NHÌN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆN ĐẠI.

Đọc Tam Quốc Chí, tác phẩm kinh điển của Trung Quốc thời 3 nước phân tranh vào cuối đời nhà Hán, dưới góc nhìn của Quản trị doanh nghiệp chúng ta có thể nhận ra 3 phong cách quản trị khác nhau của 3 người sáng lập gồm Tào Tháo (Nhà Ngụy), Lưu Bị (Nhà Thục Hán), Tôn Quyền (Nhà Ngô)



1. Phong cách quản trị của Tào Tháo - Nhà Ngụy: Thể hiện năng lực vượt trội cùng tính cách đa nghi buộc cấp dưới khiếp sợ mà tuân phục.

Tào Tháo nổi tiếng vs câu nói với Trần Cung khi chạy nạn: Ta thà phụ cả thiên hạ chứ ko để thiên hạ phụ ta. Với sự đa nghi, mưu mô, lỳ lợm và thủ đoạn Tào Tháo dần dần xây dựng nên thế lực nhà Ngụy hùng mạnh nhất trong 3 nước thời bấy giờ. Mặc dù có rất nhiều tướng lĩnh cũng như mưu sĩ giỏi dưới trướng nhưng Tào Tháo luôn chủ động thể hiện uy quyền tuyệt đối bằng sự đa nghi, mưu lược và thủ đoạn để khiến cấp dưới luôn phải e ngại, dè chừng.

Ngay cả những mưu sĩ giỏi như Tuân Úc, Giả Hủ, Quách Gia, Trình Dục cũng ko ít lần toát mồ hôi hột trc mưu lược và thủ đoạn của Tào Tháo. Sự đa nghi được Tháo đẩy lên mức tàn nhẫn để bảo vệ bản thân được nhắc đến trong đoạn Tào Tháo giả bị mộng du trong lúc ngủ đâm chết thị vệ thân cận của mình, mục đích là để lan truyền tin tức khi ngủ Tháo rất có thể mộng du mà giết người, để những kẻ ám sát tránh xa ông lúc ngủ. Cũng chính vì tính đa nghi nên chính trường nước Ngụy dưới thời gia tộc họ Tào thường trọng dụng những người trong gia tộc họ Tào và họ Hạ Hầu. Điển hình là các đại tướng như Tào Hồng, Tào Chân, Tào Sảng, Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Mậu,...

Phong cách quản trị này thường sẽ nhanh chóng thành công tuy nhiên điểm yếu là thường ko bền vững. Theo quy luật người giỏi sẽ có người giỏi hơn, việc quản trị dựa trên năng lực áp đảo ko để cấp dưới phát huy năng lực sẽ thành con dao hai lưỡi khi gánh nặng tuổi tác xuất hiện theo thời gian. Tổ chức được xây dựng theo kiểu này cũng sẽ nhanh chóng sụp đổ khi người lãnh đạo hết thời do thiếu niềm tin, sự minh bạch và cơ chế cạnh tranh công bằng trong tổ chức để xây dựng đội ngũ kế cận, là điều quan trọng nhất để tổ chức phát triển mạnh mẽ và bền vững.

2. Phong cách quản trị dùng mưu mô và thủ đoạn (thao túng tâm lý) của Tôn Quyền - Nhà Đông Ngô

Tôn Quyền được thừa kế khu vực Giang Đông cùng các thuộc hạ thân tín do cha Tôn Kiên và và anh trai Tôn Sách truyền lại. Khi Quyền lên ngôi thì nhà Ngô đã hình thành khá vững chãi với các công thần như Chu Du, Lỗ Túc, Lục Tốn, Hoàng Cái, Trình Phổ, Cam Ninh, Lã Mông... dù còn trẻ  nhưng với sự thông minh, gan dạ và sắc sảo Tôn Quyền đã dùng các thủ đoạn thao túng  tâm lý thuộc hạ để giành lấy quyền lực từ trong tay các công thần như Chu Du, Lã Mông, Lục Tốn...

Trong Tâm lý học, phương pháp thao túng tâm lý để điều khiển người khác làm theo ý mình có thể đạt được mục đích mà ít gây ra xung đột gay gắt nhưng về lâu dài lại khiến cho người bị thao túng chán ghét và xa lánh khi họ phát hiện ra. Người bị thao túng thường bị tổn thương sâu sắc, rất khó để hàn gắn mối quan hệ vì cảm giác bị lừa gạt. Họ có xu hướng rời bỏ tổ chức, tránh xa người thao túng tâm lý. Sau thời Lục Tốn bị lấy lại binh quyền sinh bệnh mà chết, các tướng lĩnh nhà Ngô cg ko còn nhiều nhân vật kiệt xuất nữa...

Phương pháp quản trị dựa trên thủ đoạn thao túng tâm lý cấp dưới để xây dựng tổ chức khiến tổ chức ngày càng mất gắn kết, nhân tài bỏ đi hoặc đấu đá lẫn nhau dẫn đến sự sụp đổ hoặc bị thôn tính.

3. Phong cách quản trị Nhân trị (Lưu Bị - Nhà Thục Hán): Trọng người, lấy con người làm gốc cho tổ chức.

Trong 3 người thì Lưu Bị khởi nghiệp với xuất phát điểm thấp nhất. Quá trình khởi nghiệp của ông vất vả nhất, ngoài 40 tuổi vẫn chưa có thành tựu nào nổi bật nào. Thế và lực (Quân tướng và thành trì) của Lưu Bị đều không có, như ông tự nhận với quân sư Từ Thứ sau thắng trận đầu tiên ở Tân Dã từ khi khởi nghiệp là mình rất kém cỏi, đánh chưa thắng được trận nào😄

Tuy nhiên, lực lượng Lưu Bị thu hút về sau này gồm rất nhiều nhân tài đủ các lĩnh vực, như văn có Từ Thứ, Khổng Minh, Bàng Thống, Pháp Chính,... võ có Ngũ hổ tướng trong đó có những hàng tướng nổi tiếng là trụ cột và trung thành như Hoàng Trung, Khương Duy, Vương Bình...

Phong cách quản trị của Lưu Bị lấy nhân đức làm gốc như tên chữ Huyền Đức của ông. Lưu Bị là người cẩn thận, nổi tiếng là người nhân đức, khiêm hạ, cung kính, hậu đãi hiền tài, để lại những điển cố “Đào viên kết nghĩa”, “Tam cố mao lư”. 

Phong cách Nhân trị khiến hầu hết tướng lĩnh dưới chính quyền nhà Thục Hán đều hết mực trung thành với ông như Triệu Vân, Hoàng Trung, Mã Siêu...kể cả những hàng tướng sau này là đều chứng minh được năng lực và là trụ cột của quốc gia sau khi Lưu Bị chết rất lâu như Khương Duy, Vương Bình, Mã Đại,...

Phong cách quản trị này lấy cốt lõi lấy sự chân thành đối đãi với người khác, xem sự thành công của tổ chức chính là tổng hòa sự thành công của mỗi người. Mỗi thuộc cấp với trung tâm là nhân đức được tự do phát huy các thế mạnh của mình. Các tướng lĩnh được chiêu hàng sau này về Thục Hán cũng thấm nhuần văn hóa này mà phục vụ cho sự nghiệp của ông một cách nhiệt tình, chân thành và chủ động. Ngay cả khi Lưu Bị, Khổng Minh mất đi, các tướng như Vương Bình, Khương Duy vốn là tướng Ngụy đầu hàng cũng chiến đấu đến chết cho Nhà Thục Hán...

Đáng tiếc là cuối đời Lưu Bị vì đánh đổi lợi ích quốc gia lấy tình cảm cá nhân khiến nhà Thục Hán mất Kinh Châu, thiệt quân nên ko còn duy trì được sức mạnh.

Con người là vốn quý nhất của tổ chức, có thể nói phong cách quản trị Nhân trị là phong cách xây dựng được lực lượng con người tốt nhất ở nhiều khía cạnh trong tổ chức. Phong cách này giúp bồi đắp sự tin tưởng lẫn nhau trong tổ chức, định hướng để các thành viên cùng hợp lực vì mục tiêu chung của tổ chức.

Tóm lại, ngày nay phương pháp quản trị cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với thời thế, con người... tuy nhiên yếu tố Nhân trị gồm sự chân thành, xem sự thành công của tổ chức phải thúc đẩy sự thành công của mỗi cá nhân. Với phong cách quản trị này, công ty sẽ ko lo thiếu vắng nhân tài tận tâm vì sự thành công của tổ chức. Nhìn lại lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, ta có thể thấy sự ứng nghiệm rất rõ nét qua các thời Trần (3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông), thời Hậu Lê (Lê Lợi đánh thắng quân Minh) và thời đại Hồ Chí Minh (đánh thắng Pháp, Mỹ thống nhất đất nước) .

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp