Skip to main content

Posts

Review "Cha voi - dạy con nên người trong thời đại số" của Giáo sư Trương Nguyện Thành.

"Cuối cùng, giáo dục trong mắt tôi chính là tin vào lũ trẻ và cùng với chúng giúp chúng tin vào bản thân và khả năng của mình" - Shirley Ma'atok Mình đọc cuốn này hơn 2 năm trước, khi mình bắt đầu đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề xảy ra với bọn trẻ nhà mình. Mình thực sự choáng ngợp vì lượng kiến thức đồ sộ, được trình bày với vô số các tình huống cụ thể xảy ra trong quá trình dạy con của tác giả. Có thể nói đây là một cuốn sách dạy con kiểu "cầm tay chỉ việc" mà ai cũng có thể áp dụng trong công cuộc giáo dục con cái. Từ cuốn này mình mới bắt đầu nghiên cứu sâu hơn về tâm lý học trẻ em, về văn hóa dạy con của các nước... để tìm hiểu nguyên nhân đằng sau những bài học mà tác giả nêu ra trong cuốn sách. Vài nét về tác giả cuốn sách. Gs Trương Nguyện Thành sinh năm 1961 tại Bình Định. Sang Mỹ năm 1980, hiện giảng dạy tại Đại học Utah (Mỹ), từng làm Phó Hiệu trưởng Điều hành Đại học Hoa Sen. Ông nhận bằng tiến sĩ hóa học tại Đại học Minnesota năm 1990, được pho

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỂ GIẢM THỜI GIAN CHƠI GAME, XEM TIVI CỦA BỌN CỦA BỌN TRẺ!

Nghỉ hè 2020, lại đang dịch Covid nên ko đc đi chơi xa. Tôi quyết định sẽ tập cho bọn trẻ con nhà tôi đi chợ và học nấu ăn, vừa học kỹ năng vừa tạo công ăn việc làm đồng thời hỗ trợ bố mẹ. Anh cu lớp 7 và cô em lớp 4.  Tôi tính cứ mỗi 30 phút nó đi chợ hay nấu cơm là bớt đc 30 phút bọn trẻ nghĩ về game, về tivi...😚. Vì vậy tôi bàn vs mẹ nó hướng dẫn bọn trẻ nấu ăn, đi chợ, rồi dẫn chúng đi mua sách hướng dẫn nấu ăn để tự làm. Học ở chợ là cách học hữu hiệu nhất về bản năng sinh tồn (như cuốn Cha Voi đã viết). Đến giờ mọi việc vẫn ổn, 2 Nhà sáng tạo nấu ăn liên tục nghĩ món mới để chiêu đãi bố mẹ. Đến giờ bố mẹ về chỉ việc ngồi vào bàn ăn và ủ mưu để khen ngợi chúng nó😎  Bài học rút ra:  👍Dạy kỹ năng cho bọn trẻ càng sớm càng dễ và tốt, vì bản năng trẻ là thích khám phá. 👍Thời gian tiết kiệm, hiệu quả và thú vị nhất là khi đc làm việc mình yêu thích. Nên thay vì cấm đoán con hãy hướng vào thứ lành mạnh mà nó thích thể hiện... nhiều người khỏe vì một người vui😚 Và đây là một số món

3 CÂU CHUYỆN ĐÁNG SUY NGẪM

Theo các bạn, trong 3 câu chuyện dưới đây có điểm chung gì mà trên thực tế nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau như: thời gian, địa điểm và độ tuổi, thậm chí là quốc tịch. Câu chuyện số 1. Một vụ "bắt cóc" Tôi vừa có chuyến công tác và quay về trên chuyến xe khách từ Thái Nguyên về Nghệ an. Xe khá vắng vì đợt dịch lần thứ 4 khiến người dân đang khá e dè khi di chuyển. Chuyến xe vừa khởi hành đc 15 phút thì bất ngờ bị một nhóm người ra hiệu dừng lại. Sau một hồi lộn xộn trao đổi giữa chủ xe và đám người kia, phụ xe đi xuống ngó xung quanh và vừa kéo tay vừa nhắc cô bé tầm 15 tuổi khá cao ráo, ko đeo khẩu trang, nằm giường kế bên chỗ tôi bảo: - Cháu xuống xe ngay, có người nhà cần gặp. Cô bé lủi thủi, lặng lẽ đứng dậy đi theo ra đầu xe. Tôi nghe loáng thoáng mẹ cô bé nói trong sự hoảng loạn, run rẩy...đầu gối khụy xuống: - May quá, tìm được con rồi! Sao con lại làm thế với bố mẹ. Đám người kia dắt theo cô bé, cám ơn nhà xe rồi xuống xe. Xe chạy thêm khoảng 10 phút nữa thì lại

KHI CHO CON THAM GIA CÁC CUỘC THI, BẠN MONG MUỐN Ở CON ĐIỀU GÌ?

Đoạt giải với sự kiêu ngạo trên đỉnh cao hay gặm nhấm nỗi đau, sự thất vọng khi thất bại! Tôi cho rằng cả hai điều trên đều không đúng! Điều quan trọng nhất chúng ta cần làm khi để các con trải nghiệm ko phải là đoạt được giải thưởng. Mà chính là cách chúng ta hỗ trợ về mặt tâm lý cho con, để nó không kiêu ngạo khi thành công, không gục ngã khi thất bại.  Phân tích cho nó lý do thành công hoặc thất bại. Hướng dẫn để nó tự mình rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch khi làm bất cứ điều gì trong tương lai.  Tôi tin một đứa trẻ có cảm xúc tốt, có lòng tự trọng và biết lập kế hoạch sẽ có được sự tự tin khi đối mặt với bất cứ khó khăn nào. Nó ko sợ hãi vì nó biết tự lập kế hoạch để vượt qua.  Mình nghĩ đây là điều quan trọng nhất mà phương pháp dạy con mà người Do Thái áp dụng. Rèn luyện kỹ năng lập kế hoạch thành bản năng sống để đạt được mục tiêu. QUANG HÒA Quản trị viên group CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC - Gỡ rối & chia sẻ

CÓ NÊN TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI CHO TRẺ CẤP HỌC TIỂU HỌC.

Mình đã từng từng đề cập đến tâm lý trẻ em trong bài review Cha mẹ độc hại.  "Tôi phản đối bất kỳ kì thi nào của trẻ cấp tiểu học coi trọng và tung hô điểm số hay vị trí thứ bậc một cách thái quá. Sự thành công được tung hô thái quá ở lứa tuổi này luôn phải trả một cái giá đắt khi trưởng thành. Thực tế là những nhà phát minh, các tỷ phú hay những người thành công trên thế giới được biết đến thường ít bị tạo áp lực thành công thời thơ ấu bởi các bậc cha mẹ, trong khi có rất nhiều gương thất bại, thui chột tài năng khi trưởng thành của trẻ vì phát triển thiếu cân bằng thời thơ ấu." Sự "thành công" quá sớm này gây áp lực lên trẻ, về bản chất đứa trẻ chưa hiểu "thành công" này có giá trị như thế nào cho tương lai của nó. "Thành công" này chỉ để thỏa mãn nhu cầu được nổi tiếng, hoặc nhu cầu kiếm tiền tức thời của cha mẹ, của những đơn vị tổ chức cuộc thi. Đứa trẻ bị choáng ngợp và sống trong ánh hào quang của sự nổi tiếng mà chưa đủ trải nghiệm, bản l

LẬP TRÌNH CÓ KHÓ KHÔNG?

Lập trình có khó ko? (Câu hỏi ko dành cho tỷ phú Nguyễn Hà Đông Flappy Bird ) Câu trả lời của tôi là khó, rất khó, cực kỳ khó... vì đối với tôi lập trình là môn học gây khó chịu, vì nó ko trực quan, nó chỉ là những dòng lệnh nhạt nhẽo, khô khan. Thời tôi đi học cấp 2, 3 tin học hình như chỉ là những hình ảnh minh họa chiếc máy tính. Lên đại học, trường Kiến trúc tôi học môn Lập trình là môn phụ, học ở đại cương (đến giờ tôi cũng ko hiểu sao dân Kiến trúc lại phải học lập trình). Tôi học và thi cho qua vì thi lập trình viết và nộp bài bằng giấy, ko hiểu các thầy cô chấm điểm đạt vì chữ viết tôi bay quá hay ko😚 Sau 20 năm ra trường, một ngày nghe chú em bảo có chương trình thi Lập trình Codding Olympic quốc gia, quốc tế dành cho các cấp bậc tiểu học và trung học. Sẵn máu làm giàu (vì vụ tỷ phú Nguyễn Hà Đông làm giàu Flappy Bird) tôi thử đăng ký xem 2 đứa nhóc nhà tôi có hưởng tý ghen lặn nào của tôi ko😎 (tôi mù tịt và cực ghét lập trình) Thật tình cờ và bất ngờ! Mùa đầu Codemonkey 202
Sáng nay mở mạng mình mới đọc được bài viết mà mấy hôm nay dân mạng xôn xao. Trích dẫn lời hiệu trưởng theo bài viết điều tra. "Hiệu trưởng Trường THPT Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) cho hay nữ sinh 'tuồn' đề lên mạng nhờ giải hộ là học sinh giỏi 3 năm liền, hạnh kiểm tốt và luôn đạt 8 điểm bài thi thử môn Toán."  Một con đê vỡ không phải đột nhiên xảy ra. Đó là cả quá trình thân đê bị bào mòn, bị rạn nứt. Nó đã yếu sẵn rồi, chỉ chực chờ tác động đủ mạnh để tan vỡ mà thôi. Bệnh thành tích dẫn đến áp lực từ phía nhà trường, gia đình khiến học sinh ảo tưởng rằng thành công bằng điểm số trong trường học, các kỳ thi là đích đến thành công. Vì mục đích điểm số, học sinh sẵn sàng bất chấp tất cả để đạt được. Và có một điều chắc chắn lỗi này không phải do riêng môi trường cấp 3 gây ra. Đây là hệ quả của cả một quá trình, được bắt đầu ngay khi đứa trẻ sinh ra trong môi trường gia đình, rồi đến cấp tiểu học, trung học,...  Trong cuộc sống, sự tử tế luôn là tính cách cần thiết nhất