Skip to main content

CÓ NÊN TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI CHO TRẺ CẤP HỌC TIỂU HỌC.



Mình đã từng từng đề cập đến tâm lý trẻ em trong bài review Cha mẹ độc hại. 

"Tôi phản đối bất kỳ kì thi nào của trẻ cấp tiểu học coi trọng và tung hô điểm số hay vị trí thứ bậc một cách thái quá. Sự thành công được tung hô thái quá ở lứa tuổi này luôn phải trả một cái giá đắt khi trưởng thành. Thực tế là những nhà phát minh, các tỷ phú hay những người thành công trên thế giới được biết đến thường ít bị tạo áp lực thành công thời thơ ấu bởi các bậc cha mẹ, trong khi có rất nhiều gương thất bại, thui chột tài năng khi trưởng thành của trẻ vì phát triển thiếu cân bằng thời thơ ấu."

Sự "thành công" quá sớm này gây áp lực lên trẻ, về bản chất đứa trẻ chưa hiểu "thành công" này có giá trị như thế nào cho tương lai của nó. "Thành công" này chỉ để thỏa mãn nhu cầu được nổi tiếng, hoặc nhu cầu kiếm tiền tức thời của cha mẹ, của những đơn vị tổ chức cuộc thi. Đứa trẻ bị choáng ngợp và sống trong ánh hào quang của sự nổi tiếng mà chưa đủ trải nghiệm, bản lĩnh để sinh tồn. Đánh đổi mong muốn tức thời để đổi lấy cái hại về lâu dài cho con cái, đó chính là áp lực buộc phải nổi tiếng, hoặc tìm kiếm sự nổi tiếng qua các cuộc thi, giải thưởng (như ngày xưa gọi là học gạo). Ngoài ra, nó còn gây tác động xấu lên tính cách trẻ như sự mong muốn thắng bằng mọi giá kể cả là chà đạp lên người yếm thế khác. Điều này hình thành tích cách xấu ở trẻ, và là số phận của đứa trẻ trong tương lai.

Có thể ví câu chuyện tương tự như sau: 
Một người đứng trên thuyền nhỏ. Khi có một vật nặng rơi vào thuyền, cách người đó hành động sẽ quyết định thuyền bị chìm hay nổi...hoặc là làm đối trọng để thuyền không tròng trành bị chìm, hoặc vứt bớt đồ trên thuyền hay thậm chí là nhảy xuống nước để ko chìm thuyền. Vật nặng ở đây có thể là người, hay cục vàng, tiền,.. hay một món lợi ích lớn ngoài sức tưởng tượng. 

Người chưa có đủ kinh nghiệm, kỹ năng thường sẽ vấp ngã và khó đứng dậy. Người có bản lĩnh sinh tồn sẽ sống tốt và vui vẻ... vì với họ, nhưng khó khăn vấp váp trong cuộc sống là những thử thách mà họ xem nó như hơi thở hàng ngày, họ thường bình tĩnh đón nhận, tìm giải pháp và hành động.

Nguyên tắc dạy trẻ mà mình đúc rút được qua quan sát và thực nghiệm gói gọn trong 3 chữ:
- Tử tế
- Tự tin
- Sinh tồn
Mình tách ra để dễ hình dung mục tiêu cần phải dạy trẻ, thực tế là 3 yếu tố này có liên quan mật thiết đến nhau, bổ trợ để cùng phát triển. Ví dụ: nếu chỉ chú trọng Sinh tồn mà thiếu tử tế thì cũng giống động vật, hổ báo ăn thịt hươu nai...Sinh tồn trong sự tử tế là quá trình tiến hóa đến văn minh của Nhân loại...
Mọi người có nhu cầu tìm hiểu thêm về tâm lý học trẻ em có thể vào Blog của mình: www.Kuanghoa97.blogspot.com để đọc các bài review sách, các bài phân tích tâm lý học trẻ em
https://cafef.vn/than-dong-toan-hoc-3-tuoi-biet-tinh-nham-doc-chu-vanh-vach-tung-len-chuong-trinh-chuyen-la-viet-nam-va-su-thay-doi-cuoc-doi-day-tiec-nuoi-khi-lon-len-20210829073519727.chn

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp