Skip to main content
Sáng nay mở mạng mình mới đọc được bài viết mà mấy hôm nay dân mạng xôn xao. Trích dẫn lời hiệu trưởng theo bài viết điều tra.

"Hiệu trưởng Trường THPT Lệ Thủy (tỉnh Quảng Bình) cho hay nữ sinh 'tuồn' đề lên mạng nhờ giải hộ là học sinh giỏi 3 năm liền, hạnh kiểm tốt và luôn đạt 8 điểm bài thi thử môn Toán." 

Một con đê vỡ không phải đột nhiên xảy ra. Đó là cả quá trình thân đê bị bào mòn, bị rạn nứt. Nó đã yếu sẵn rồi, chỉ chực chờ tác động đủ mạnh để tan vỡ mà thôi.

Bệnh thành tích dẫn đến áp lực từ phía nhà trường, gia đình khiến học sinh ảo tưởng rằng thành công bằng điểm số trong trường học, các kỳ thi là đích đến thành công. Vì mục đích điểm số, học sinh sẵn sàng bất chấp tất cả để đạt được. Và có một điều chắc chắn lỗi này không phải do riêng môi trường cấp 3 gây ra. Đây là hệ quả của cả một quá trình, được bắt đầu ngay khi đứa trẻ sinh ra trong môi trường gia đình, rồi đến cấp tiểu học, trung học,... 

Trong cuộc sống, sự tử tế luôn là tính cách cần thiết nhất đối với tất cả mọi người. Thông minh là trời cho còn tử tế là sự lựa chọn. Mình chưa tìm hiểu về gia cảnh học sinh, nhưng mình tin rằng sự lựa chọn mà Học sinh này làm phần lớn là lựa chọn theo ý của Nhà trường và gia đình. Trong trường hợp này đáng trách là Gia đình và Nhà trường chứ không phải em học Sinh.

Muốn chữa được bệnh thì phải tìm ra gốc rễ của bệnh, và trị tận gốc. Như trong cuốn Hành trình về phương Đông (Nguyên Phong dịch). Muốn
diệt một cây ta không thể bứt lá, hay chặt cành, thậm chí là cắt ngang gốc. Hãy diệt bộ rễ của nó. Thói xấu hay mọi căn bệnh xã hội cũng tương tự. Tìm ra tận cùng của căn bệnh và điều trị từ gốc rễ của vấn đề.

Dành cho những bậc cha mẹ quan tâm đang nuôi dạy con cái, hãy vào blog https://kuanghoa97.blogspot.com để đọc thêm

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp