Skip to main content

Posts

CẨM NANG TÂN SINH VIÊN

Trao cho tân sinh viên cần câu hay là con cá? Mùa hè sắp đi qua, các Sĩ tử đỗ đạt chuẩn bị sắm sửa khăn áo tựu trường. Và như thường lệ những trang báo lại viết về những Thủ khoa, á khoa, những tân sinh viên nhà nghèo nhưng vượt khó học giỏi nỗi lo lắng về tài chính khi nhập học. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này nhưng liệu có phải tất cả các sĩ tử nhất là ở vùng cao , vùng xa biết, tự mình giải quyết, họ cần tìm thông tin hỗ trợ ở đâu,... Vì vậy, rất cần một cuốn cẩm nang ngắn gọn, cung cấp đầy đủ các thông tin nhằm hỗ trợ cho các sĩ tử đó các vấn đề như:  - Nên lựa chọn vừa đi học vừa đi làm trang trải cuộc sống, hay đi làm trc đi học sau? - Nên làm thêm những nghề gì để tăng thêm thu nhập? - Những địa chỉ hỗ trợ xã hội, các hội nhóm tương trợ tìm ở đâu,... ...  Cuốn cẩm nang này nên được in, phát cho các học sinh cuối cấp và tại các trường đại học. Và đây là một trong những hướng dẫn nên có đối với các em tân sinh viên cùng cao khó khăn có thể lựa chọn khi sắp bước vào ngưỡng c

Review Cuốn BỐ BỈM SỮA dạy con thành CÔNG DÂN TOÀN CẦU của tác giả Phúc Lai GB (Fb)

Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đó có phải khái niệm là CÔNG DÂN TOÀN CẦU mà Bác từng nhắc hay không? Và tại sao lại phải dạy trẻ thành CÔNG DÂN TOÀN CẦU. Năm ngoái, khi nghỉ dịch anh cu đầu nhà mình lập một room để tương tác với bạn bè. Mình lò dò hỏi xem nó làm gì, bạn là ai... vì thấy nó toàn chém bằng tiếng Anh. Nó bảo room nó có hơn 25 thành viên, hầu hết ở Mỹ, Châu Âu, Campuchia, Myanmar..., chúng nó cùng chơi game online, livestream, nghe nhạc, xem phim... cùng nhau.  Vậy đấy, Trong thế giới hội nhập, mọi khoảng cách địa lý đều như bị xóa nhòa. Một công dân ở Việt Nam có thể giao tiếp ngay và luôn với những đứa trẻ ở Mỹ, Canada, Châu Âu, Campuchia... mà ko cần phải đến đó.  Một ngày nào đó chúng nó có thể sẽ mời đến chơi nhà nhau, như các cụ ngày xưa í ới nhau mời cốc nước chè mỗi khi rảnh rỗ

QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP!

(Cảm ơn chị Trương Ngọc Lan đã tặng cuốn Đồng hành cùng con quản lý tài chính, một cuốn sách cực kỳ thú vị và thiết thực trong lĩnh vực giáo dục tài chính cho trẻ em) Trong một lần trò chuyện với cô em người Nghệ làm trong doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở Quảng Bình (Chuyên xuất khẩu hàng sang châu âu, mỹ...). Cô ấy kể lại, khi chuẩn bị đầu tư dự án, một vị chuyên gia Tây lông hỏi:  - Em có biết diện tích khu vực đó bao nhiêu không? Quy mô dân số thế nào? Mật độ bố trí dân số ra sao?  Cô ấy chột dạ, toàn kiến thức địa lý, lịch sử... mà cô ấy chưa bao giờ nghĩ nó lại cần khi đang đi học. Từ đó cô thay đổi suy nghĩ, khuyến khích bọn trẻ con học về địa lý, lịch sử. Nghĩ về khẩu hiệu "Quốc gia khởi nghiệp" mà Việt Nam đang hướng tới. Mình chợt nghĩ trong khi ở Singapore, Israel, Châu Âu, Mỹ... trẻ cấp 1 đã được học về quản lý chi tiêu, cấp 2 đã được học về các quy luật tài chính căn bản, coi trọng về địa lý, lịch sử... lên cấp 3 đã bắt đầu biết đến đầu tư... và kết quả là quốc gia luô

TẠI SAO "TRẺ HƯ" LẠI THƯỜNG THÀNH CÔNG HƠN "TRẺ NGOAN"

  Tại sao "Trẻ hư" lại thường thành công hơn "Trẻ ngoan"? Tại sao nói người Việt sao chép giỏi mà ít sáng tạo? Tại sao ở Việt Nam chưa có tỷ phú về công nghệ? Điều này sẽ rất dễ hiểu nếu nhìn về khía cạnh giáo dục. Thường người thành công trong lĩnh vực mới là người dám bước qua vùng an toàn, dám đối đầu với thử thách, và họ làm điều đó vì sở thích và đam mê. Khi đc chọn làm việc vì điều đó, họ có khả năng chịu áp lực tốt hơn và có trí tuệ cảm xúc cao hơn. Trong khi đó, ở Việt Nam trẻ toàn làm những điều người khác thích: 1. Nhỏ thì làm cho bố mẹ thích: - ăn nhanh - biết nghe lời - không quậy phá... 2. Đi học thì làm điều nhà trường thích: - điểm cao - nhiều giải thưởng - trò ngoan... 3. Ra đời thì làm điều ông chủ thích : - Biết phục tùng - Dĩ hòa vi quý - Nịnh xếp Ông nào may mắn thì được 1 cái, may mắn hơn thì 2 cái. Còn 3 thì... Vậy, để tạo ra một thế hệ đột phá, có lẽ cần phải thay đổi khái niệm "hư" và "ngoan"! Quang Hòa Quản trị viên cộng

TÊN GỌI ảnh hưởng lên SỐ PHẬN và tạo nên giá trị một con người như thế nào?

Cách đây 20 năm mình có đọc bài trên báo Vnexpress (kèm link dưới bài) kể về 2 anh em tên Winner và Loser, mình chưa giải thích được lý do tại sao? Mình cho rằng là do số mệnh. Tuy nhiên bây giờ thì mình đã biết lý do tại sao. Và đây là câu trả lời của mình! Số mệnh chỉ chiếm một phần trong đó, phần số mệnh ở đây là thự tự sinh của 2 anh em, giới tính và gia đình mà họ được sinh ra. Phần quyết định có ảnh hưởng chính tới tương lai của họ chính là cách cha mẹ, người thân đối xử với 2 anh em họ khi còn nhỏ (đặc biệt trong giai đoạn hình thành tính cách từ 0 đến 6 tuổi - mình đã có bài phân tích trên blog). Ví dụ như khi đặt tên con là Winner, vô tình đứa trẻ được rất nhiều sự chú ý của cả nhà. Nó sẽ nhận được nhiều sự chiều chuộng, phần thưởng và cùng với đó là được bỏ qua những sai phạm. Chính điều này khiến nó phát triển sai lệch về tính cách. Còn chú em thì vô tình không được gia đình để ý (do kém anh 3 tuổi) nên cách giao tiếp của cả nhà với nó sẽ cân bằng hơn. Nó cũng ko chịu áp lự

DẠY CON TỪ THUỞ CÒN THƠ...

Cảnh báo!!! Bài dài, anh chị em ngại đọc tiếp có thể like và thả tim và cmt rồi next sang bài khác nhé … “CÒN THƠ” là giai đoạn nào? Mình tìm hiểu về giáo dục trẻ em thấy rất nhiều sách cũng như các lý thuyết giáo dục nhấn mạnh giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất.  Tại sao lại như vậy?  Lứa tuổi này trẻ quá nhỏ đâu biết gì mà “dạy”! Bằng kiến thức tâm lý học cùng kiến thức giải phẫu học bộ não con người, kết hợp sự quan sát trên những đứa trẻ xung quanh, mình lý giải vẫn đề với hy vọng có thế giúp các bậc phụ huynh có thêm góc nhìn sâu hơn, từ đó xây dựng hệ thống các phương pháp giáo dục và ứng xử với trẻ hiệu quả nhất. Ngoài ra, nó còn giúp các bậc phụ huynh vững bước trước mê hồn trận về giáo dục con cái trên sách, báo hay được phổ biến trên các trang mạng xã hội hiện nay. Giải quyết đc câu hỏi này, ta sẽ giải thích được một số hiện tượng phổ biến thường gặp trong cuộc sống như: - Có những đứa trẻ rất gan dạ, có đứa lại rất nhút nhát, ít nói. Có đứa sống tình cảm, đ

TUẤN KIỆT NHƯ SAO BUỔI SỚM NHÂN TÀI NHƯ LÁ MÙA THU...

TUẤN KIỆT NHƯ SAO BUỔI SỚM NHÂN TÀI NHƯ LÁ MÙA THU... (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi) Đoạn mở đầu của Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã nêu ra vô vàn khó khăn của nghĩa quân Lê Lợi những ngày đầu khởi nghĩa, vậy mà chỉ chưa đầy 10 năm sau (1418 - 1427) Vua Lê Thái Tổ đã hoàn thành cuộc khởi nghĩa, tiễn những tên tù binh cuối cùng trên đất Việt về nước.  Câu hỏi đặt ra là tại sao nước Đại Việt trong hơn 10 năm bị đô hộ, tài nguyên, sản vật, văn thư sách vở, và đặc biệt là người tài đều bị đưa về chính quốc lại có thể giải phóng đất nước chỉ trong 9 năm ngắn ngủi? Liệu có đúng là "Nhân tài như lá mùa thu" như cụ Nguyễn Trãi viết?  Điều gì khiến Lê Lợi quy tụ được rất nhiều dũng tướng và mưu sĩ giỏi về dưới trướng? Phải chăng ngoài chiến lược đúng đắn, ông đánh giá "Nhân tài" bằng góc nhìn khác biệt, kỹ năng tuyển và dùng người của ông ở mức thượng thừa? Ngày nay, trong kinh doanh kỹ năng đó được gọi là Quản trị nhân sự.  Qua lời giới thiệu sách của a Hoàng Nam Tiến (ch