(Cảm ơn chị Trương Ngọc Lan đã tặng cuốn Đồng hành cùng con quản lý tài chính, một cuốn sách cực kỳ thú vị và thiết thực trong lĩnh vực giáo dục tài chính cho trẻ em)
Trong một lần trò chuyện với cô em người Nghệ làm trong doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở Quảng Bình (Chuyên xuất khẩu hàng sang châu âu, mỹ...). Cô ấy kể lại, khi chuẩn bị đầu tư dự án, một vị chuyên gia Tây lông hỏi:
- Em có biết diện tích khu vực đó bao nhiêu không? Quy mô dân số thế nào? Mật độ bố trí dân số ra sao?
Cô ấy chột dạ, toàn kiến thức địa lý, lịch sử... mà cô ấy chưa bao giờ nghĩ nó lại cần khi đang đi học. Từ đó cô thay đổi suy nghĩ, khuyến khích bọn trẻ con học về địa lý, lịch sử.
Nghĩ về khẩu hiệu "Quốc gia khởi nghiệp" mà Việt Nam đang hướng tới. Mình chợt nghĩ trong khi ở Singapore, Israel, Châu Âu, Mỹ... trẻ cấp 1 đã được học về quản lý chi tiêu, cấp 2 đã được học về các quy luật tài chính căn bản, coi trọng về địa lý, lịch sử... lên cấp 3 đã bắt đầu biết đến đầu tư... và kết quả là quốc gia luôn sẵn sàng lứa thanh niên ngoài 20 tuổi đầy hoài bão và kiến thức nền tảng về tài chính.
Quốc gia đó không cần hô hào khẩu hiệu Quốc gia khởi nghiệp cũng khó cưỡng được làn sóng khởi nghiệp.
Trong khi đó, ở những lứa tuổi này một bộ phận thanh thiếu niên Việt Nam cùng các phụ huynh đang bận học toán, văn... để chạy đua lấy thành tích, giải thưởng, bằng cấp để xin vào các cơ quan hành chính ổn định, hay những công việc mang lại giá trị nhất thời...
Kiểu "học gạo" như thế thì đến bao giờ khẩu hiệu QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP mới trở thành hiện thực!
Khẩu hiệu - không cần hô - hãy chuẩn bị thực hiện tốt từng bước nhỏ ngay từ khi bắt đầu, và phải bắt đầu bằng Giáo dục.
QUANG HÒA
Quản trị viên CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC Gỡ rối & chia sẻ
Myblog: https://kuanghoa97.blogspot.com
Comments
Post a Comment