Skip to main content

CẨM NANG TÂN SINH VIÊN


Trao cho tân sinh viên cần câu hay là con cá?


Mùa hè sắp đi qua, các Sĩ tử đỗ đạt chuẩn bị sắm sửa khăn áo tựu trường. Và như thường lệ những trang báo lại viết về những Thủ khoa, á khoa, những tân sinh viên nhà nghèo nhưng vượt khó học giỏi nỗi lo lắng về tài chính khi nhập học.

Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này nhưng liệu có phải tất cả các sĩ tử nhất là ở vùng cao , vùng xa biết, tự mình giải quyết, họ cần tìm thông tin hỗ trợ ở đâu,...

Vì vậy, rất cần một cuốn cẩm nang ngắn gọn, cung cấp đầy đủ các thông tin nhằm hỗ trợ cho các sĩ tử đó các vấn đề như: 

- Nên lựa chọn vừa đi học vừa đi làm trang trải cuộc sống, hay đi làm trc đi học sau?

- Nên làm thêm những nghề gì để tăng thêm thu nhập?

- Những địa chỉ hỗ trợ xã hội, các hội nhóm tương trợ tìm ở đâu,...

... 

Cuốn cẩm nang này nên được in, phát cho các học sinh cuối cấp và tại các trường đại học.

Và đây là một trong những hướng dẫn nên có đối với các em tân sinh viên cùng cao khó khăn có thể lựa chọn khi sắp bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. 

Các em có thể đăng ký bảo lưu kết quả thi đỗ vào trường để đi làm khoảng 1,2 năm. (Tương tự như Gap year) Thời gian đi làm này sẽ giải quyết đc 3 mục tiêu: 

1. Tích lũy tiền để trang trải quá trình học hành khi đi học lại.

2. Rèn luyện các kiến thức và kỹ năng mềm. Những kỹ năng giao tiếp và cảm xúc đặc biệt quan trọng, nó ko chỉ giúp ích cho quá trình học đại học. Không những thế, Nó còn giúp em sinh tồn một cách tử tế trong môi trường công việc sau này nhiều chông gai và cám dỗ.

3. Quá trình này sẽ giúp em nhìn nhận gần đúng hơn những đam mê và tố chất của mình, những giá trị mà mình hướng tới. Biết đâu ngành họ lựa chọn như sư phạm, kinh tế, kỹ thuật ...chưa phải là lựa chọn chính xác nhất. Điều này sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức tiền bạc của họ và toàn xã hội.

Trước khi trông chờ người khác cứu mình, hãy tự cứu mình đã.

Để tạo ra giá trị của bản thân và đóng góp cho gia đình, đất nước ko nhất thiết cứ phải là đi làm giáo viên. Nếu ko có sự đam mê thì ngược lại nó sẽ là gánh nặng cho em.

Myblog: https://kuanghoa97.blogspot.com

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp