Skip to main content

Posts

CẨM NANG TÂN SINH VIÊN - BẢN NĂNG SINH TỒN!

Kỹ năng sinh tồn không tự có mà phải được rèn luyện từ nhỏ! CHUYỆN 1: Bạn tôi cấp 2 học năng khiếu huyện, cấp 3 học trường Chuyên ở Vinh và học đại học ở Hà Nội. Theo lời kể lại, bạn tôi vì kinh tế eo hẹp nên phải đi ở nhờ bạn bè. Có lẽ vì sự thiếu thốn đó nên bạn tôi học mãi ko ra trường, và dần đánh mất sự tự tin, rồi bị trầm cảm. 2 năm sau bạn mới tốt nghiệp, đi làm nhưng thích nghi kém nên dần phải nghỉ để chữa bệnh. Tại sao hồi sinh viên nó ko đi xin một công việc làm thêm...chắc do không được rèn luyện kỹ năng sinh tồn từ nhỏ! HỌC là nhiệm vụ duy nhất của bạn khi còn là học sinh😶 CHUYỆN 2: Khi trao đổi về câu chuyện của bạn với em trai tôi, nó kể lại câu chuyện của nó thời sinh viên. Kỳ nghỉ hè năm nhất, Nó và bạn đi tìm việc làm. Hồi đó muốn đăng ký tìm việc đều phải đặt cọc tiền bảo đảm. Số tiền đặt cọc lớn khiến 2 đứa từ bỏ ý định đi dạy thêm vì sợ mất cọc. Tôi nghĩ em tôi không được dạy kỹ năng sinh tồn từ nhỏ! Nó không được dạy phải biết vượt qua vùng an toàn, chấp nhậ

Tại sao một người lại có TÍNH CÁCH GIA TRƯỞNG?

Tại sao các cụ thường nói: Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng! Mình đã đi tìm lời giải cho vấn đề này bằng quan sát, đọc sách và trải nghiệm thực tế. Và rút ra một vài điểm rất quan trọng có tính hệ thống có thể giải thích thỏa đáng lời răn dạy của các cụ. Cổ nhân có câu, Thất bại là mẹ thành công. Trong học tập, công việc hay giao tiếp ngoài xã hội, những sai lầm đầu tiên có thể giúp chúng ta rút ra sai lầm, rồi sửa chữa và thành công...bla bla bla... Tuy nhiên những đứa trẻ con đầu lòng dễ bị trở thành một sản phẩm lỗi do chính cách nuôi dạy của cha mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con. Một đứa trẻ lỗi (nhất là bé trai) có thể ảnh hưởng xấu một cách sâu sắc tới mối quan hệ trong gia đình hiện tại cho đến gia đình tương lai của nó. Đứa trẻ thường xuyên bị áp lực do kỳ vọng của cha mẹ. Ngoài ra, khi đứa trẻ có em, nó bỗng nhiên bị mất quyền lợi vào tay đứa em... Nó sẽ luôn bị trách mắng khi tranh giành quyền lợi với em vì câu cửa miệng của các bậc phụ huynh là con phải nhường em

Review cuốn sách ĐỒNG HÀNH CÙNG CON QUẢN LÝ TÀI CHÍNH - Dave Ramsey & Rachel Cruze

Tại sao người Việt có những dòng họ lâu đời với hàng trăm năm khoa bảng? Một trong số lý do là những dòng họ đó xem trọng truyền thống hiếu học. Truyền thống đó được kế thừa và phát triển. Tại sao người Việt lại có câu: Không ai giàu ba họ...? Đó là do phần lớn gia đình Việt chưa có ý thức về truyền thống giáo dục tài chính. Bí quyết tài chính hầu như chỉ được lưu truyền trong các danh gia vọng tộc. Sự cục bộ này vô tình làm suy yếu sức mạnh dân tộc. Cuốn Đồng hành cùng con quản lý tài chính của ông bố Dave Ramsey và con gái Rachel Cruze xem giáo dục về tài chính là xây dựng truyền thống gia đình: "Những người khá giả có nhận thức đúng đắn về tài sản của cải sẽ không bị ám ảnh hay tôn thờ tiền bạc. Tuy nhiên, họ rất có ý thức về việc quản lý tài chính và chắc chắn sẽ dạy cho con cái mình những kỹ năng về làm chủ tiền bạc. Đó là truyền thống gia đình của họ." Đề cương của truyền thống là bản "Hiến Pháp" gia đình gồm: 👉LAO ĐỘNG 👉TIẾT KIỆM 👉SỰ CHO ĐI 👉ĐẦU TƯ Về tác

CẨM NANG TÂN SINH VIÊN

Trao cho tân sinh viên cần câu hay là con cá? Mùa hè sắp đi qua, các Sĩ tử đỗ đạt chuẩn bị sắm sửa khăn áo tựu trường. Và như thường lệ những trang báo lại viết về những Thủ khoa, á khoa, những tân sinh viên nhà nghèo nhưng vượt khó học giỏi nỗi lo lắng về tài chính khi nhập học. Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này nhưng liệu có phải tất cả các sĩ tử nhất là ở vùng cao , vùng xa biết, tự mình giải quyết, họ cần tìm thông tin hỗ trợ ở đâu,... Vì vậy, rất cần một cuốn cẩm nang ngắn gọn, cung cấp đầy đủ các thông tin nhằm hỗ trợ cho các sĩ tử đó các vấn đề như:  - Nên lựa chọn vừa đi học vừa đi làm trang trải cuộc sống, hay đi làm trc đi học sau? - Nên làm thêm những nghề gì để tăng thêm thu nhập? - Những địa chỉ hỗ trợ xã hội, các hội nhóm tương trợ tìm ở đâu,... ...  Cuốn cẩm nang này nên được in, phát cho các học sinh cuối cấp và tại các trường đại học. Và đây là một trong những hướng dẫn nên có đối với các em tân sinh viên cùng cao khó khăn có thể lựa chọn khi sắp bước vào ngưỡng c

Review Cuốn BỐ BỈM SỮA dạy con thành CÔNG DÂN TOÀN CẦU của tác giả Phúc Lai GB (Fb)

Bác Hồ từng viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Đó có phải khái niệm là CÔNG DÂN TOÀN CẦU mà Bác từng nhắc hay không? Và tại sao lại phải dạy trẻ thành CÔNG DÂN TOÀN CẦU. Năm ngoái, khi nghỉ dịch anh cu đầu nhà mình lập một room để tương tác với bạn bè. Mình lò dò hỏi xem nó làm gì, bạn là ai... vì thấy nó toàn chém bằng tiếng Anh. Nó bảo room nó có hơn 25 thành viên, hầu hết ở Mỹ, Châu Âu, Campuchia, Myanmar..., chúng nó cùng chơi game online, livestream, nghe nhạc, xem phim... cùng nhau.  Vậy đấy, Trong thế giới hội nhập, mọi khoảng cách địa lý đều như bị xóa nhòa. Một công dân ở Việt Nam có thể giao tiếp ngay và luôn với những đứa trẻ ở Mỹ, Canada, Châu Âu, Campuchia... mà ko cần phải đến đó.  Một ngày nào đó chúng nó có thể sẽ mời đến chơi nhà nhau, như các cụ ngày xưa í ới nhau mời cốc nước chè mỗi khi rảnh rỗ

QUỐC GIA KHỞI NGHIỆP!

(Cảm ơn chị Trương Ngọc Lan đã tặng cuốn Đồng hành cùng con quản lý tài chính, một cuốn sách cực kỳ thú vị và thiết thực trong lĩnh vực giáo dục tài chính cho trẻ em) Trong một lần trò chuyện với cô em người Nghệ làm trong doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở Quảng Bình (Chuyên xuất khẩu hàng sang châu âu, mỹ...). Cô ấy kể lại, khi chuẩn bị đầu tư dự án, một vị chuyên gia Tây lông hỏi:  - Em có biết diện tích khu vực đó bao nhiêu không? Quy mô dân số thế nào? Mật độ bố trí dân số ra sao?  Cô ấy chột dạ, toàn kiến thức địa lý, lịch sử... mà cô ấy chưa bao giờ nghĩ nó lại cần khi đang đi học. Từ đó cô thay đổi suy nghĩ, khuyến khích bọn trẻ con học về địa lý, lịch sử. Nghĩ về khẩu hiệu "Quốc gia khởi nghiệp" mà Việt Nam đang hướng tới. Mình chợt nghĩ trong khi ở Singapore, Israel, Châu Âu, Mỹ... trẻ cấp 1 đã được học về quản lý chi tiêu, cấp 2 đã được học về các quy luật tài chính căn bản, coi trọng về địa lý, lịch sử... lên cấp 3 đã bắt đầu biết đến đầu tư... và kết quả là quốc gia luô

TẠI SAO "TRẺ HƯ" LẠI THƯỜNG THÀNH CÔNG HƠN "TRẺ NGOAN"

  Tại sao "Trẻ hư" lại thường thành công hơn "Trẻ ngoan"? Tại sao nói người Việt sao chép giỏi mà ít sáng tạo? Tại sao ở Việt Nam chưa có tỷ phú về công nghệ? Điều này sẽ rất dễ hiểu nếu nhìn về khía cạnh giáo dục. Thường người thành công trong lĩnh vực mới là người dám bước qua vùng an toàn, dám đối đầu với thử thách, và họ làm điều đó vì sở thích và đam mê. Khi đc chọn làm việc vì điều đó, họ có khả năng chịu áp lực tốt hơn và có trí tuệ cảm xúc cao hơn. Trong khi đó, ở Việt Nam trẻ toàn làm những điều người khác thích: 1. Nhỏ thì làm cho bố mẹ thích: - ăn nhanh - biết nghe lời - không quậy phá... 2. Đi học thì làm điều nhà trường thích: - điểm cao - nhiều giải thưởng - trò ngoan... 3. Ra đời thì làm điều ông chủ thích : - Biết phục tùng - Dĩ hòa vi quý - Nịnh xếp Ông nào may mắn thì được 1 cái, may mắn hơn thì 2 cái. Còn 3 thì... Vậy, để tạo ra một thế hệ đột phá, có lẽ cần phải thay đổi khái niệm "hư" và "ngoan"! Quang Hòa Quản trị viên cộng