CON THẬT SỰ MUỐN GÌ?
(St Fb Vũ Hồng Hạnh)
Một ngày giáp tết, bố mẹ cho bạn ấy về thăm quê. Đó là 1 làng quê cách nhà rất xa. Sau khi ăn trưa xong, bạn ấy nhìn thấy chiếc tivi cũ trong phòng, bạn ấy muốn xem rô-bốt. Bạn gọi ông, gọi bố mẹ cho bạn xem rô-bốt. Tivi không kết nối internet nên chỉ có các chương trình VTV đơn thuần, không có chương trình rô-bốt. Thế là bạn ấy giãy nảy, quằn quại và khóc lóc.
Ông nhẹ nhàng bảo cháu xem tạm thời sự, sau này ông nối internet thì cháu xem rô-bốt sau được không?
Tất nhiên, bạn ấy bảo là không con muốn xem bây giờ cơ.
Mẹ bảo con không đòi hỏi như vậy, tivi không có internet, làm sao mà xem được.
Bạn ấy vẫn, không, con xem rô-bốt bây giờ cơ.
Bạn ấy khóc to hơn nữa.
Sau cùng, bác của bạn ấy, là mình, vào bảo, em lại đây bác ôm em rồi mình cùng nói chuyện được không?
Bạn ý không khóc nữa và ngồi vào lòng mình. (Bạn ý dễ dàng nghe mình như vậy một phần là vì mình hay chơi và nói chuyện với bạn ấy dù 1 năm mình chỉ gặp bạn ấy vài lần) Mình vừa vỗ vỗ, xoa xoa lưng bạn ý vừa hỏi: Con muốn xem rô-bốt à? Bạn ý gật gật.
- Tiếc thế, tivi của ông lại không có internet cho con xem rô-bốt bây giờ. Buồn nhỉ. Sau này con đi làm có tiền, con nối internet cho ông được ko?
Bạn ấy vẫn nhắc đi nhắc lại câu "con muốn xem rô-bốt."
- Uh, con thích rô-bốt mà. Con muốn xem rô-bốt. Thế rô-bốt có màu gì hả con?
- Đầu màu xanh.
- Ồ, rô-bốt có đầu màu xanh.
-Tay màu đỏ.
-Tay của rô-bốt thì màu đỏ. Thế chân của rô-bốt màu gì?
- Màu vàng.
- Rô-bốt của con có đầu màu xanh, chân màu vàng, tay màu đỏ. Thế bụng của nó màu gì?
Bạn ấy vội tuột xuống, chạy lăng xắng, gọi ông: "Ông ơi, ông cho con bút, ông cho con giấy, con muốn vẽ".
Cả nhà tất tả đi tìm bút, tìm giấy cho bạn ấy.
Và, bạn ấy ngồi chăm chú vẽ như bức ảnh dưới này ạ.
Các bố mẹ đoán được bạn ấy vẽ gì chứ ạ?
Đúng thế ạ. Bạn ấy vẽ rô-bốt cho mình xem ạ.
Từ lúc đó, bạn ấy cũng ko đòi xem rô-bốt thêm 1 lần nào nữa ạ :)
👉NHỮNG GÌ DIỄN RA TRONG ĐẦU TRẺ!
(fb Quang Hòa)
Diễn biến cảm xúc này có thể chia thành 3 giai đoạn (trạng thái). Giai đoạn 1 là hành động đòi xem robot, là cảm xúc sơ cấp (mang tính bản năng), giai đoạn 2 là hành động khóc, ko chấp nhận thực tế (ko có robott do ko có internet), là cảm xúc thứ cấp (thường do trải nghiệm trc đó). Giai đoạn 3 là sau khi đc an ủi, vỗ về, trẻ trở lại trạng thái bình thường không đòi robot nữa.
Để giải quyết đc vấn đề cần phân biệt xem cảm giác của bé là sơ cấp hay thứ cấp? Trong trường hợp này, người tương tác biết tính trẻ, chủ động thỏa mãn nhu cầu cần xem, ghi nhớ và tương tác vs robot của trẻ dần dần hướng trẻ sang những hành động có liên quan đến robot thì trẻ sẽ điều chỉnh theo.
Khi cảm xúc sơ cấp (muốn robot) của trẻ ko đc đáp ứng, hệ thống thần kinh giao cảm kích hoạt tự động. Cơ chế của hệ thần kinh giao cảm là phản ứng Chiến - Biến, lúc này trẻ bị kích hoạt phản ứng nên không có khả năng giao tiếp để hiểu được lời nói và mong muốn của người khác. Nếu ko đc thỏa mãn thì cơ chế phản ứng đẩy lên cao nhất là cơ chế Bảo tồn sinh mệnh (Thần kinh phế lưng), ở tình trạng này, chất Endorphin tiết ra giúp tê liệt và tăng ngưỡng chịu đau (để bảo vệ cơ thể). Con người có xu hướng giảm các hành vi xã hội, ít có biểu cảm gương mặt và giao tiếp ánh mắt, thậm chí trở nên nhạy cảm với tiếng nói của người khác).
Do đó hành động ôm bé vào lòng, đặt tay (hoặc xoa, vỗ nhẹ) vào lưng giúp ổn định hệ thần kinh phế lưng, khiến trẻ bình ổn trở lại. Khi trẻ vượt qua trạng thái này, việc giao tiếp mang tính xây dựng sẽ kích hoạt thần kinh phế vị bụng (Hệ thần kinh đối giao cảm). Ở trạng thái này, các phản ứng phòng vệ giảm xuống, cơ thể đc phục hồi, dồi dào sức sống. Oxytocin tiết ra nhiều hơn, khả năng kết nối và tương tác được củng cố.
Vì vậy, để giao tiếp và tương tác tốt vs trẻ. Chúng ta cần tìm hiểu cảm xúc của trẻ là gì (sơ cấp hay thứ cấp)? Trẻ đang ở chế độ hệ thần kinh nào kích hoạt (Thần kinh giao cảm hay đối giao cảm)? Từ đó mới có thể đưa ra phương pháp giao tiếp phù hợp để giúp trẻ hợp tác trong giao tiếp.
QUANG HÒA
Quản trị viên CỘNG ĐỒNG CHA MẸ TÍCH CỰC Gỡ rối & chia sẻ.
Comments
Post a Comment