Skip to main content

THÁCH THỨC hay CƠ HỘI?

Có Bột mới gột nên Hồ!
(Bài viết tháng 10.2021 - khi dịch Covid19 bùng phát tại TP HCM, chứng kiến hàng ngàn lao động rời bỏ miền Nam lũ lượt quay về quê hương)




Hàng đoàn người lao động dắt díu nhau lũ lượt từ miền Nam đổ về các tỉnh thành...

Những hình ảnh chân thực, đầy cảm xúc và gây xúc động về người lao động xa xứ trải qua trong hành trình về quê tránh dịch sự nhận được rất nhiều sự đồng cảm và chia sẻ từ người dân, chính quyền các địa phương.

Hiện tỉnh Nghệ An đã mở lại khu cách ly tập trung. Theo thống kê chỉ trong ngày 5.10 đến sáng 6.10 ghi nhận hơn gần 1.500 người lao động trở về. Thống kê sơ bộ có khoảng 2 tr người lao động trong các khu công nghiệp miền Nam muốn về quê tránh dịch... Qua khảo sát ở TP HCM trong 300 doanh nghiệp sản xuất có khoảng 40% người lao động không muốn quay lại.

Từ thực tiễn hàng trăm nghìn lao động về quê tránh dịch và không muốn quay lại miền Nam, những con số biết nói đang chứa đựng những thách thức an sinh xã hội cho địa phương nhưng đồng thời cũng tạo cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp bứt phá. 

Cơ hội đó là gì?

1. Nguồn lực lao động dồi dào, chất lượng sẵn sàng làm trong các nhà máy, công trình...Đây là lực lượng lao động có tay nghề, được đào tạo trong các nhà máy, đã kinh qua công việc nên hiểu và tuân thủ các quy định, tác phong công nghiệp. Họ hiểu rõ về 5S, về KPI, về an toàn lao động...

Lực lượng lao động này có có tinh thần làm việc lâu dài, nhu cầu ổn định cuộc sống.

2. Nhân công giá rẻ. Các công ty sẽ có quỹ lương thấp hơn do mức sống và chi tiêu ở địa phương thấp hơn. Do đó sẽ có điều kiện đầu tư mở rộng phát triển và tăng sức cạnh tranh trên thị trường hàng hóa.

3. Do quen với văn hóa tiêu dùng ở các khu đô thị lớn, lượng lao động thu nhập ổn định và cao dần đều này sẽ là nguồn cầu tiêu thụ hàng hóa lớn thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa trong địa phương. Đây là cơ hội để các công ty địa phương thúc đẩy sản xuất cung ứng cho lượng cầu lớn này.

Xét tầm Vĩ mô, việc chuyển dịch các chuỗi sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước lân cận ngoài việc ổn định chính trị thì chi phí lương là yếu tố rất quan trọng. Và vô tình đại dịch Covid19 đã khiến các địa phương có được một lực lượng lao động chất lượng cao với chi phí lương hợp lý sẵn sàng hơn bao giờ hết.

Mọi thứ đã sẵn sàng! 

Bột đã có sẵn, giờ cần Gột để thành Hồ. 

Đây là cơ hội để các nhà đầu tư tham gia phát triển kinh tế, và các cấp chính quyền địa phương cần có các chính sách khuyến khích đầu tư, để xây dựng quê hương và đất nước giàu mạnh và tươi đẹp hơn😀



Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp