Skip to main content

TẠi SAO CHÚNG TA NGHÈO? của Henry Ford


"Một người, khi làm lãnh đạo, cần phải có tham vọng của người làm chủ là trả lương cao cho công nhân hơn bất kỳ một doanh nghiệp cùng loại nào khác." - Henry Ford

Review cuốn tự truyện TẠi SAO CHÚNG TA NGHÈO? của Henry Ford, người sáng lập tập đoàn ô tô Ford - Mỹ.

Tiêu đề của cuốn sách có thể gây sốc hoặc tạo cảm giác chỉ dành riêng cho những người cực kỳ thành công và tư duy ở tầm vĩ mô. Tuy nhiên càng đọc,  bạn sẽ cảm thấy sự cuốn hút và các ý tưởng ông đưa ra có thể áp dụng ở bất kỳ nơi đâu, trong gia đình, giao tiếp xã hội hoặc quản lý phát triển một doanh nghiệp siêu nhỏ. 

Tư duy công nghiệp của Ford ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản mà điển hình là công ty Toyota với triết lý sản xuất tinh gọn (Phương thức Toyota - cuốn sách nổi tiếng cùng tên về phương pháp quản lý sản xuất công nghiệp của Toyota). Chính Taiichi Ohno (kỹ sư trưởng của Toyota) tham quan và học hỏi từ dây chuyền sản xuất của nhà máy Ford Motor những năm 1940 tạo tiền đề cho thương hiệu Toyota phát triển ngày nay.

Theo lệ thường, cuốn tự truyện bắt đầu lần lượt giới thiệu về quá trình hình thành con người và xây dựng công ty. Trong bài review này, mình chủ yếu đi sâu về tư duy của ông khi giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn cao như: Lao động, Tiền lương, sản xuất giá rẻ, ý nghĩa của Từ Thiện... 

Chính tư duy rất thực tiễn này, cũng với năng lực quản lý tuyệt vời đã giúp ông thực hiện những giải pháp quyết đoán dù gây tranh cãi thời bấy giờ nhưng hiệu quả, cực kỳ thuyết phục và tạo nên thành công vượt trội cho Ford Motor và nền công nghiệp của Mỹ những năm 20. 

🎯 Vấn đề lao động: Henry Ford quan niệm lao động phù hợp ko nhất thiết phải là nhân tài như các công ty thường tìm kiếm, Ngay cả với người tàn tật, ông cho rằng thật là một sự lãng phí khi coi những người tàn tật như gánh nặng và dạy họ làm những công việc bình thường như đan rổ hay một số công việc giản đơn với mức lương thấp khác.  (Tr168)

Công ty Ford thống kê và phân loại các công việc để tuyển chọn lao động phù hợp. Khi được tuyển dụng, các công nhân sẽ đc luân chuyển để để hướng tới loại công việc phù hợp nhất với điều kiện và tính cách của bản thân. 

Kể cả người mù, người mắc bệnh lao, người câm, điếc (tr165-170)... sẽ được phân công làm những công việc thích hợp. Ngoài việc có thu nhập tốt hơn, về mặt tâm lý nó còn giúp những người này cảm thấy họ có giá trị trong chuỗi sản phẩm. 

Điều này ảnh hưởng tốt đến giá trị sống cả về vật chất lẫn tinh thần của người lao động.

🎯🎯 Vấn đề tiền lương: Một công việc tốt kết hợp với cách quản lý giỏi chắc chắn sẽ làm lương cao và giảm giá sinh hoạt. Đây là bản chất cốt lõi đúng cả ở tầm vĩ mô nền kinh tế hay đối với các công ty lớn hay nhỏ. 

"Nếu chúng ta cố gắng điều chỉnh lương theo giá sinh hoạt, chúng ta sẽ chẳng đạt được gì cả."

Ford là người tiên phong cam kết trả lương cao hơn mặt bằng lương lao động ở nước Mỹ thời bấy giờ (tr 177 - vấn đề tiền lương), ông cũng quan niệm khác biệt khi liên tục cải tiến sản xuất và thực hiện các chính sách tiền lương để phổ cập ô tô khi nó được xem là một mặt hàng xa xỉ. 

Để ô tô có thể đến được càng nhiều người tiêu dùng, ông cùng lúc áp dụng biện pháp hỗ trợ lẫn nhau, 1 là cải tiến sản xuất để hạ giá thành rẻ nhất (bán đc nhiều hơn), 2 là đồng thời tăng lương cho người lao động (quản lý giỏi giúp tối đa năng suất). 

Chính tư duy sản xuất giá rẻ và trả lương theo năng suất được ông áp dụng khiến giá thành xe liên tục hạ, là điều kiện tiên quyết để phổ cập xe hơi thời bấy giờ.

"Chúng tôi muốn trả lương cao để công việc có thể đứng trên nền tảng bền vững. Chúng tôi không phân phát bất cứ thứ gì, chúng tôi chỉ đang xây dựng nền móng cho một tương lai lâu dài. Một công việc với mức lương thấp thì sẽ không bao giờ là an toàn cả."

🎯🎯🎯 Tại sao lại cần có từ thiện?

"Hoạt động nhân đạo nào dành thời gian và tiền bạc giúp đỡ thế giới làm được nhiều việc hơn cho chính mình sẽ tốt hơn rất nhiều so với hoạt động từ thiện chỉ đơn thuần cho đi những vật phẩm cụ thể để giúp đỡ con người và do đó, tạo điều kiện cho sự lười biếng phát triển."

Dịch bệnh Covid 19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, cùng với vô số những ảnh hưởng đến cuộc sống, kinh doanh...các phần mềm học, họp trực tuyến như Zoom, microsoft team... đã chứng minh khả năng tuyệt vời kết nối để giảng dạy, họp trực tuyến...

Thế nhưng cách đây hơn 80 năm, Quỹ từ thiện Ford đã tài trợ cho chương trình truyền hình dạy học miễn phí quốc gia dành cho những người ko có điều kiện tham gia các khóa học trực tiếp. Điều này giúp cho rất nhiều người ko đủ tài chính và các điều kiện phù hợp được phát triển bản thân, giúp họ tự tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn, nâng cao mức sống từ đó xã hội phát triển cao hơn.

Đây có thể xem là ý tưởng từ thiện đắt giá nhất lịch sử, từ thiện và cho đi cần câu cơm như chúng ta vẫn thường hay ví von. 

Ngoài ra, các ý tưởng về xây dựng bệnh viện cho người nghèo, trường đào tạo nghề cho thiếu niên cơ nhỡ... do ông thực hiện với tư duy từ thiện đó chứng tỏ sự hiệu quả hơn nhiều so với các hoạt động từ thiện cùng thời.

Còn rất nhiều ý tưởng được nêu ra trong cuốn sách, và chắc trong cuốn sách cũng ko thể hiện hết những ý tưởng của Henry Ford - nhà kinh doanh, nhà sáng chế, nhà từ thiện nhưng mình tin rằng mỗi người khi đọc cuốn sách sẽ tìm cho mình những giá trị đặc sắc, có thể áp dụng cả trong công việc, giao tiếp hay điều hành công ty...

Để tìm hiểu thêm về các bài review sách khác, các bạn có thể truy cập trang www.Kuanghoa97.blogspot.com.

Chúc các bạn đọc sách vui vẻ😀

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp