Skip to main content

Review cuốn BÍ ẨN THỨ TỰ SINH của Ts Kevin Leman


Theo Serie nghiên cứu về Tâm lý học hành vi, cuốn CHA MẸ ĐỘC HẠI dẫn dắt mình đến với cuốn BÍ ẨN THỨ TỰ SINH của Ts Kevin Leman, nhà Tâm lý học và diễn giả nổi tiếng thế giới. Ông là người sáng lập tổ chức Couples of Promise, chuyên giúp đỡ các cặp vợ chồng vui vẻ lập gia đình và giữ cho cuộc hôn nhân tốt đẹp. Tiến sĩ Leman đã viết hơn 30 cuốn sách bestseller về hôn nhân và gia đình.

Ta thường nghe câu Cha mẹ sinh con trời sinh tính. Anh chị cả thường rất nghiêm khắc, cẩn thận và cầu toàn, còn các em út lại sống rất vui vẻ, ngẫu hứng và sáng tạo😶 ở Việt Nam chưa có thống kê về nghề nghiệp theo thự tự sinh nhưng bạn có biết theo thống kê 30 trong số 46 Tổng thống Hoa Kỳ là con trưởng hoặc có yếu tố con trưởng (chiếm ~65%)😎

Thực tế và những con số trên đặt ra câu hỏi tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Liệu con cái với thứ tự sinh khác nhau có số phận khác nhau là do số mệnh hay còn bị tác động bởi yếu tố khác nữa? Cuốn BÍ ẨN THỨ TỰ SINH sẽ giúp bạn giải thích tính cách của bản thân, của những đứa con và người thân xung quanh. Và nó cũng chỉ ra rằng chính hoàn cảnh, môi trường giáo dục Gia đình bao gồm Cha mẹ, ông bà và sự tương tác giữa những đứa con với nhau quyết định tính cách và số phận của nó.

Cuốn BÍ ẨN THỨ TỰ SINH đc mình review chủ yếu dưới góc nhìn hỗ trợ các bậc Cha mẹ hiểu đc tính cách của mình, nguyên nhân hình thành tính cách con trẻ, từ đó áp dụng phương pháp phù hợp trong nuôi dạy từng đứa con. Ngoài ra bạn có thể tìm thấy rất nhiều điều bổ ích áp dụng ngoài xã hội như kinh doanh, giao tiếp.

Việc hiểu rõ nguyên nhân và tính cách của thứ tự sinh còn giúp cho chính bản thân bạn hoặc chọn bạn đời phù hợp, hoặc có sự chuẩn bị tốt để sống cùng người bạn đời. Các cặp phối hợp được các nhà Tâm lý cho là lý tưởng là con đầu (con một) và con út, sau đến là con thứ và con út.

Cuốn sách sắp xếp thứ tự sinh của con cái theo 4 dạng:

❤ Con đầu lòng
❤ Con một
❤ Con thứ
❤ Con út

Mỗi đứa trẻ đều đc sinh ra với mong muốn được chú ý, và một trong những mục tiêu nguyên thủy nhất của chúng là gây chú ý bằng mọi cách. Sự chú ý, quyền lực và trả thù là ba động cơ làm nền tảng cho mọi hành vi của đứa trẻ.

❤ Con đầu lòng (những đứa trẻ sinh sau nhưng khác giới hoặc cách người con trước 5 tuổi được xem như có yếu tố con trưởng do độ tuổi hình thành tính cách là 5 tuổi như bài review trong cuốn CHA MẸ ĐỘC HẠI)

Đặc điểm con đầu: là người cầu toàn, đáng tin cậy, chu đáo, chính xác, tỉ mỉ và chấp nhặt, hay phê phán, lý trí, không thích những điều ngạc nhiên. Con trưởng cũng là đối tượng dễ mắc các chứng rối loại tâm lý như lo lắng, trầm cảm, căng thẳng... Con đầu lòng thường sống dưới áp lực, yêu cầu sự hoàn hảo của bố mẹ... và một cách tự nhiên, nó vô tình hình thành tính cách tự vệ. Khi đứa trẻ đầu lòng sinh ra, nó là niềm hy vọng của Cha mẹ, người thân. Như mình đã phân tích trong bài review cuốn CHA MẸ ĐỘC HẠI, cách tương tác giữa Cha mẹ với con đầu lòng hoàn toàn là trải nghiệm đầu tiên. Hơn nữa, khi đứa em nó sinh ra vị thế của nó thay đổi theo.

Chính Cha mẹ (như một quan tòa) đã định hình cho những phản ứng của nó khi phân xử mối quan hệ giữa nó và các em. Nếu Cha mẹ công bằng, nó sẽ cảm thấy quyền lợi được bảo đảm, ko có nguy cơ bị tước đoạt các lợi ích mà trước khi có em nó đã đc hưởng. Điều này giúp nó hành xử đúng mực😘. Ngược lại, nếu cha mẹ bất công đại loại kiểu Con phải nhường em cái này, cái kia vì con là anh là chị. Hoặc nó phải chịu hình phạt của cha mẹ vì nó là anh chị, bất kể lỗi là của ai. Điều này là không thể hiểu đc với tư duy của một đứa trẻ dưới 5 tuổi. Nó sẽ tìm cách để lấy lại những gì đã mất về tay em nó, và học cách che giấu động cơ và phản ứng của nó vs cha mẹ. Nó cũng sẵn sàng phủ nhận mọi tội lỗi🙁

Vì vậy, hành động công bằng và đúng đắn cùng sự yêu thương sẽ tạo nên đứa con trưởng trách nhiệm, tỷ mỉ, và giàu tình cảm đối với cha mẹ, vs các em. Ngược lại, cha mẹ sẽ vướng vào một cuộc chiến ko hồi kết giữa nó và các em. Nó cũng sẽ học được cách đối phó với cha mẹ. Những thói quen và suy nghĩ được trui rèn liên tục từ nhỏ sẽ định hình tính cách của nó khi trưởng thành trong quan hệ giao tiếp, quan hệ vợ chồng và cả cách giáo dục con cái sau này.

❤❤Con một:

Theo lý thuyết, đứa con một là trường hợp đặc biệt, nó vừa là con trưởng vừa là con út, nó là bảo vật của Cha mẹ, vì được bảo bọc, úm ủ, tránh xa thực tại trong suốt thời thơ ấu.

Những đứa trẻ con một là ứng cử viên xuất sắc cho việc trở thành người cầu toàn tuyệt đối. Họ muốn đạt được mọi thứ và khi mọi việc không như ý thì họ bực dọc, lo lắng thậm chí nổi giận. Họ có rất ít kiên nhẫn hoặc sức chịu đựng có giới hạn với những người ko cùng trình độ.

Ngoài ra, vì là con một nên trẻ không có ai để cạnh tranh, để noi theo. Là con một nên trẻ được cả nhà yêu thương, nâng niu, bảo bọc quá mức. Do đó, tính ích kỉ, phụ thuộc và “tự cho mình là cái rốn của vũ trụ” là những tính cách thường thấy ở con một. Khi trưởng thành, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc làm nhóm hơn so với những trẻ có anh chị em.

❤❤❤Con thứ: ngày nay, con thứ đang có nguy cơ biến mất do việc gia đình chỉ có 2 con. Những đặc điểm và tính cách ưu việt của con thứ đang dần biến mất. Đó là lý do cuốn sách này ko đề cập nhiều về con thứ.
Con thứ thường là đứa trẻ hòa đồng và bình đẳng. Nó rất giỏi trong cách giải quyết những mâu thuẫn. Vì đứng giữa một đứa con trưởng khó tính, cẩn thận và cầu toàn với một đứa con út được chiều chuộng, nó bị đưa vào thế phải dung hoa về mặt tâm lý, để đảm bảo vị trí của noa. Chính vì điều này mà đứa con thứ thường thể hiện là một người dễ chịu, biết cách đàm phán, biết điều chỉnh cảm xúc. Tuy nhiên, vì con giữa là đứa thiệt thòi nhất nên trẻ cũng dễ mất tự tin, lòng tự trọng vì đôi khi con cảm thấy mình là người thừa.

❤❤❤❤Con út: là đứa con sau cùng nên nó thường được chiều chuộng hơn. Hơn nữa, do Cha mẹ đã có kinh nghiệm dạy những đứa con trước, nên đối với con út, nó vô tình ko phải chịu áp lực về thành tích, áp lực về sự hoàn hảo. Tuổi thơ của nó thường được trôi qua một cách êm đềm, vì vậy con út thường là đứa trẻ sống vui vẻ, ngẫu hứng, phù hợp với các công việc sáng tạo. Cuộc sống đối với nó nhiều màu sắc tươi sáng. Tuy nhiên, chính việc được chiều chuộng cũng khiến người con út dễ bị rơi vào tâm lý ỷ lại, vô trách nhiệm với cha mẹ và các anh chị của nó.

Cuốn sách này nên là cuốn sách gối đầu giường dành cho các bậc Cha mẹ, cùng với cuốn CHA MẸ ĐỘC HẠI. Khác với những cuốn sách khác, Ưu điểm của 2 cuốn sách trên là nó phân tích tính cách của bạn và cha mẹ bạn, từ đó tìm ra quy luật để áp dụng vào chính con bạn. Nó có sự kế thừa, và do đó mình đánh giá rất cao.

Trong bài tới mình sẽ review cuốn BẠN CÓ THỂ ĐẦM PHÁN BẤT CỨ ĐIỀU GÌ của Herb Cohen. Cuốn sách về đàm phán mà mình tâm đắc nhất trong tủ sách của mình. Hiểu về đàm phán và áp dụng thành công sẽ khiến cuộc sống dễ chịu hơn, vì các tình huống đàm phán xuất hiện khắp mọi nơi, từ quan hệ vợ chồng, con cái, với bạn hàng, đối tác... Như Tỷ phú Mỹ Bill Gates đã nói: Cuộc sống vốn dĩ không công bằng, hãy học cách đàm phán để khiến nó cân bằng trở lại😚

Comments

Popular posts from this blog

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI"

Review Phần 1 cuốn sách "CHA MẸ ĐỘC HẠI", cuối năm nhiều việc quá, nhưng trót đặt mục tiêu mỗi tuần review một cuốn sách rồi nên tranh thủ buổi tối viết vậy😊     "Nếu xem con cái là sự nghiệp sẽ tự tìm được thời gian" Tiến sĩ Lê Nguyên Phương, tác giả cuốn sách đoạt giải sách hay năm 2018  DẠY CON TRONG HOANG MANG. Tiến sĩ Lê Nguyên Phương là chuyên gia tâm lý học đường của Học khu Long Beach và giảng viên của chương trình cao học bộ môn tâm lý học đường tại Đại học Chapman (Mỹ)    Cuốn sách này thật sự rất hay và giá trị, nhưng cũng khá phức tạp vì đây là một chủ đề rộng lớn cần nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu cặn kẽ. Những dòng review có thể chưa đầy đủ nên mình chụp ảnh lại những trang mình note lại để bạn đọc sách dễ theo dõi, cùng với những kiến giải của bản thân. Hy vọng sẽ có ích cho các bạn đọc đang có nhu cầu tìm hiểu😚     Sự khác biệt duy nhất giữa môi trường gia đình độc hại và lành mạnh đó chính là cách mỗi thành viên trong gia đình cảm thấy đư

Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương)

"Bọn trẻ giống như khách du lịch tại một đất nước xa lạ. Chúng không hiểu ngôn ngữ. Chúng không biết những tấm biển chỉ dẫn và chúng cũng chẳng mảy may biết về quy định hay luật lệ của đất nước đó. Chúng cần một người hướng dẫn giúp giải đáp của chúng một cách tử tế và tôn trọng những sợ hãi và thất bại của chúng" Janusz Korczak, Nhà Giáo dục người Do Thái - Ba Lan. Sổ tay giáo dục gia đình Nhật Bản (dịch giả Nguyễn Quốc Vương) là cuốn sách tổng hợp những kiến thức thường thức cơ bản nhất mà bất kì một bậc phụ huynh nào cũng cần phải biết từ khi con vừa được sinh ra đến khi con học hết bậc trung học cơ sở. Tại sao lại là giai đoạn này? Bởi đây là giai đoạn mà cha mẹ có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái; là giai đoạn mà mọi hành vi, cử chỉ, thói quen của cha mẹ sẽ tác động trực tiếp đến sự hình thành tính cách, cá tính của một đứa trẻ; là giai đoạn mà giáo dục gia đình có vị trí nền tảng giúp trẻ đồng thời tiếp nhận giáo dục nhà trường và giáo dục cộng đồng. CUỐN SÁCH CUNG CẤP CH

CÓ CẦN THIẾT PHẢI HỌC CẤP 3 ĐỂ NHẬN BẰNG TỐT NGHIỆP THPT HAY KHÔNG?

Mới đây, Hà Nội đã công bố kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập, hơn 30.000 thí sinh ko đủ tiêu chuẩn vào các trường công lập. Có khá nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội về thông tin này, như xây dựng thêm trường để tăng thêm cơ hội vào cấp 3 cho các em, một số bài viết động viên các em đăng ký học trường dân lập, số ít bài nói về lựa chọn học nghề... Vậy, ở tuổi 15 học sinh có cần thiết phải học lên cấp 3 chỉ để nhận bằng tốt nghiệp THPT hay không? Có lựa chọn nào tốt và phù hợp hơn với tố chất, hoàn cảnh gia đình của từng em không? Theo quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án giảm số lượng trường cấp 3 công lập, tăng cường các trường học nghề dành cho học sinh tốt nghiệp THCS. Có 3 lý do cho lựa chọn này: Lý do thứ nhất: Thực tế số lượng học sinh học hết cấp 3 rồi thi vào đại học càng ngày càng giảm, thống kê năm 2021, 2022 cả nước có tới hơn 1/3 số học sinh cấp 3 (hơn 300.000 học sinh) không đăng ký nguyện vọng Đại học. Năm 2022 trong số hơn 941.849 thí sinh tốt nghiệp