Skip to main content

Posts

Showing posts from August, 2024

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KÉO DÀI CUỘC SỐNG CỦA BẠN?

Có 2 cách:  - Một là tìm cách để sống dai hơn, như: sinh hoạt điều độ,... - Hai là trong thời gian hữu hạn chọn những việc hữu ích hơn, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội. Ps: Tủ sách tặng các em học sinh trường tiểu học Tường Sơn, Anh Sơn, Điểm trường Ồ Ồ, Già Hóp. Đọc sách là cách nhanh nhất, rẻ tiền nhất và hiệu quả nhất để kéo dài sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này. Đời người hữu hạn, những việc ta muốn làm trong đời lại vô hạn. Có những quyết định đáng giá bị bỏ lỡ muốn làm lại nhưng ko còn cơ hội để làm lại nữa. Có những hành động đáng tiếc muốn sửa thì quá khứ đã trôi qua rồi, ko còn cơ hội sửa sai nữa.  Giữa rất nhiều quyết định đáng làm hay bỏ qua, làm sao chúng ta biết lựa chọn việc nào nên hay không nên? Mỗi người ở hiện tại chính là tổng hòa những gì họ từng trải nghiệm trong cuộc sống của họ. Tâm hồn, thể xác họ chứa đựng cả niềm vui và nỗi buồn..., cả thất bại lẫn thành công của cá nhân, trong các mối quan gia đình, xã hội...họ đã trải qua. Nhữn

GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO TRẺ THỜI ĐẠI 4.0

Ngày nay, trẻ vị thành niên nảy sinh tình cảm với nhau khá phổ biến do tiếp cận sớm với công nghệ, mạng xã hội. Văn hóa Tây phương cũng ảnh hưởng nhiều đến suy nghĩ và lối sống của trẻ.  Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất mà ko ảnh hưởng đến việc học và sự phát triển tâm sinh lý về sau. Tôi hình dung giáo dục trẻ là quá trình cha mẹ mở rộng không gian an toàn để con hoạt động. Không gian này vừa đảm bảo cho trẻ phát triển các kỹ năng, vừa tránh cho trẻ phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Giới hạn này kết thúc khi trẻ bước vào 18 tuổi, trẻ đủ nền tảng sức khỏe và kiến thức để bước ra đời. Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng hormone sinh dục đã có từ khi đứa trẻ sinh ra, nhưng chúng chủ yếu ngủ yên mà không hoạt động gì trong suốt hơn một thập niên. Đến tuổi dậy thì từ một gen sản xuất ra protein duy nhất là kisspeptin ở vùng dưới đồi, phần não kiểm soát sự trao đổi chất. Khi protein đó kết nối với, hoặc "hôn", thụ thể trên một gen khác, nó làm kí

UNG THƯ HÔN NHÂN

(Chồng giận thì vợ bớt lời Cơm sôi bớt lửa chẳng vơi hạt nào!) Tại sao tôi lại đặt tiêu đề cho bài viết là UNG THƯ HÔN NHÂN? Vì tương tự bệnh ung thư, đó là dấu hiệu kết thúc một cuộc hôn nhân. Chúng có những điểm tương đồng như: + Ít biểu hiện lâm sàng + Khó chữa + Di căn + Để lại hậu quả nặng nề cho người thân. Hiện nay UNG THƯ là căn bệnh gây tử vong số 2 trên thế giới. Bệnh ung thư được xem là Hoàng đế của bách bệnh, sẵn có trong mỗi tế bào của muôn loài trước cả khi loài người xuất hiện. Tuy nhiên chỉ hơn 50 năm trở lại đây bệnh ung thư mới trở thành nỗi ám ảnh của con người. Người bệnh mắc ung thư giống như một án tử được báo trước … Khoa học nghiên cứu cho thấy trong quá trình phát triển mỗi tế bào con người có 2 cơ chế đối lập nhau nhưng bổ sung cho nhau để tồn tại và phát triển. Đó là cơ chế kích thích sự phát triển (các hormon tăng trưởng kiểu "chân ga") và cơ chế kìm hãm sự phát triển (hormon ức chế phát triển, kiểu “phanh" để đảm bảo cân bằng). Ví dụ: Nếu bạn